Vi khuẩn HP là gì? Vài điều cần biết về vi khuẩn HP.
Hiện nay, tỷ lệ người Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP lên đến 70%. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, đặc biệt là ung thư dạ dày ở nước ta.
Vi khuẩn HP (còn được gọi là vi khuẩn HP dạ dày) là gì?
Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori, là loại vi khuẩn duy nhất sống được trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày. Để có thể tồn tại, vi khuẩn HP tiết ra một loại enzyme có tên Urease để trung hòa độ acid trong dạ dày.
Vi khuẩn HP dương tính có nguy hiểm không?
Vi khuẩn HP trong dạ dày được Tổ chức Ung thư Quốc tế xem như là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý về đau dạ dày, đặc biệt là ung thư dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Vi khuẩn HP có lây không, vi khuẩn hp lây qua đường nào?
Vi khuẩn HP có khả năng lây từ người này sang người khác và thường khó nhận biết các triệu chứng của bệnh. Vi khuẩn HP thường lây qua các đường sau:
+ Lây qua đường miệng – miệng: Đây là con đường lây bệnh chủ yếu của vi khuẩn HP khi dùng chung dụng cụ cá nhân, bàn chải, chén bát, cốc uống nước, khi hai người hôn nhau, người lớn truyền sang trẻ con khi nhai mớm thức ăn…. Do đó, nếu trong gia đình có người nhiễm vi khuẩn HP thì nguy cơ các thành viên khác trong gia đình bị lây nhiễm là rất cao.
+ Đường dạ dày – dạ dày: Bệnh nhân có thể bị nhiễm vi khuẩn HP thông qua phương pháp thăm khám nội soi dạ dày khi dụng cụ không được vệ sinh sạch sẽ.
+ Đường phân – miệng: Vi khuẩn HP từ phân người bị đào thải xuống sông, hồ sau đó nhiễm vào nguồn nước sẽ là nguyên nhân khiến bệnh lây lan rộng trong cộng đồng. Ngoài ra, thói quen ăn uống đồ sống, tái cũng có thể khiến bạn dễ dàng nhiễm vi khuẩn HP.
Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP:
Hiện nay, để phát hiện vi khuẩn HP, bác sĩ thường áp dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp xâm lấn: Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi dạ dày, tá tràng để đánh giá tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng. Sau khi soi xong, bác sĩ sẽ sinh thiết 2 mẫu mô để tiến hành test urease nhanh, làm sinh thiết mô bệnh học hoặc nuôi cấy vi khuẩn.
+ Phương pháp không xâm lấn: Phương pháp này không cần nội soi dạ dày tá tràng mà bao gồm 3 phương pháp là: test hơi thở, xét nghiệm phân, và xét nghiệm máu.
Cách phòng ngừa đối với người bị nhiễm vi khuẩn HP.
+ Chú trọng yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm: Để phòng tránh vi khuẩn HP, bạn cần chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm. bao gồm sử dụng nguồn nước, nguồn thực phẩm sạch, Không sử dụng các thực phẩm có dấu hiệu ẩm mốc, ôi thiu, nhiễm khuẩn, …
+ Ăn chín uống sôi phòng ngừa vi khuẩn HP: Khi ăn uống trong nhà hay ở ngoài, bạn nên sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín, uống nước đã đun sôi. Bên cạnh đó, bạn cần tránh các loại thức ăn tái, sống như: tiết canh, gỏi, rau sống, …
+ Tránh sinh sống ở những nơi ô nhiễm, kém vệ sinh: Môi trường sống ô nhiễm, kém vệ sinh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn HP trú ẩn và sinh sôi. Vì vậy bạn cần đảm bảo không gian sống của bản thân và gia đình luôn sạch sẽ, trong lành, tránh sinh sống ở những địa điểm gần khu xử lý nước thải, nguồn nước bẩn, …
+ Thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đặc biệt khi bạn chuẩn bị chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh.
+ Cẩn trọng khi tiếp xúc với người nhiễm vi khuẩn HP: Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, bàn chải đánh răng, các dụng cụ ăn uống như thìa, đũa, bát, nước chấm…; không gắp thức ăn cho nhau; không nhai mớm cho trẻ.
+ Khám tiêu hóa định kỳ: Kiểm tra định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm vi khuẩn HP cũng như các mầm mống gây bệnh khác, từ đó có hướng điều trị hiệu quả.
Có cách nào để diệt vi khuẩn HP?
Hiện nay, ngoài thuốc kháng sinh thì việc ăn gì để diệt vi khuẩn HP được nhiều người quan tâm. Chúng ta cùng điểm qua một số loại thực phẩm có tác dụng diệt vi khuẩn hp sau:
+ Rau xanh như súp lơ, ớt chuông, … chứa nhiều vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa,… Đặc biệt, súp lơ không chỉ tốt cho người đang giảm cân, giảm mỡ, mà hoạt chất sulforaphane có trong bông cải còn rất tốt cho những người có triệu chứng đau dạ dày, và đã được chứng minh là có tác dụng diệt vi khuẩn HP hiệu quả.
+ Một số loại trái cây có chứa nhiều chất chống oxy cao như dâu tây, mâm xôi, việt quất, anh đào,… giúp kiểm soát tốt các gốc tế bào tự do, nhờ đó giúp làm giảm lại sự hoạt động, sinh sôi của vi khuẩn HP, cũng như có tác dụng tính cực trong hoạt động kháng viêm.
Người bị HP nên kiêng ăn gì?
Ở trên, chúng ta đã biết người bị HP nên ăn gì. Vậy người bị HP kiêng ăn gì để hạn chế sự xâm nhập và phát triển của khuẩn HP? Sau đây là một số loại thực phẩm mà người bị HP nên kiêng:
+ Carbohydrate: Theo NCBI trực thuộc Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, vi khuẩn HP rất thích ăn Carbohydrate. Bởi vậy những người ăn nhiều Carbohydrate có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP cao hơn hẳn. Thay vào đó bạn nên bổ sung protein, ăn các loại bánh mì, ngũ cốc.
+ Các loại đồ uống có cồn như rượu, bia có thể nguy hại trực tiếp đến dạ dày, khiến các vết viêm loét dạ dày lan rộng và làm tăng nguy cơ diễn tiến thành ung thư.
+ Thực phẩm chứa caffein như cà phê, sôcôla và trà đen do dễ gây kích ứng lên niêm mạc dạ dày, làm dạ dày có cảm giác nóng rát, khó chịu, đặc biệt là nếu bạn đang bị nhiễm khuẩn HP.
+ Thực phẩm cay nóng có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày, làm suy yếu khả năng tiêu hóa, tăng tiết axit dịch vị, từ đó có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn HP phát triển.
+ Thức ăn mặn do muối có thể làm thay đổi tính chất của lớp màng nhầy bảo vệ, khiến vi khuẩn HP dễ dàng xâm nhập vào lớp niêm mạc trong dạ dày.
+ Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ do khó tiêu hóa, khiến dạ dày phải làm việc hết công sức, dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục niêm mạc
+ Thịt chế biến và thực phẩm đóng hộp do chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia hóa học có thể gây kích ứng dạ dày, ruột và làm tăng tình trạng viêm nhiễm.
+ Các loại trái cây chứa nhiều axit như chanh, cam, dứa… do sẽ làm tăng axit trong dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ viêm loét
Trên đây là những chia sẻ về vi khuẩn HP, hi vọng bạn đã có thêm thông tin để phòng tránh hoặc xử lý đối với loại vi khuẩn mà 70% người Việt Nam nhiễm phải này. Chúc bạn mạnh khỏe.