Trần bì – vị thuốc dễ tìm, dễ làm, nhiều công dụng trong Đông y
Trần bì là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền, có mùi thơm, vị cay, đắng, tính ấm, tác dụng điều hòa khí huyết, tiêu đờm, kiện tỳ.
Đặc điểm:
Trần bì tên khoa học là Citrus reticulata Blancocòn. Tên gọi khác là quyết, hoàng quyết, là vỏ quả chín được phơi hoặc sấy khô để lâu năm của cây Quýt.
Để có vị thuốc trần bì, đến mùa quýt chín người ta hái quả về, khía vỏ quả làm 3 – 4 mảnh sát đến cuống, ăn múi rồi xâu vỏ vào dây lạt, phơi thoáng gió hoặc sấy nhẹ cho khô. Không nên treo gác bếp làm mất tinh dầu và dễ bẩn. Dược liệu có mặt ngoài màu vàng đỏ hoặc nâu đỏ, có đường nhăn và điểm lõm nhỏ hình tròn, đem ra ánh sáng thấy có điểm lõm nhỏ nhưng không rõ lắm. Mềm nhưng khô thì giòn, dễ bẻ gẫy, chỗ gẫy không bằng phẳng. Càng để lâu càng tốt.
Thành phần
Trần bì chứa 1,5 – 2% tinh dầu, các thành phần hóa học chính như Anpha-humulenol acetate, Copaneme, Caroten, Beta-sesqui-phellandrene, Iopropenyl-toluene, Hesperidin, Elemene, Vitamine B1 và C, Limolene, Cryptoxanthin.
Công dụng của Trần bì
Tốt cho tiêu hóa và hô hấp
Trần bì là vị thuốc tiêu hóa tốt nổi danh trong Đông y, sách viết: “Nam bất thiểu Trần bì, Nữ bất ly Hương phụ.” nhằm mô tả khả năng tiêu thực trừ chướng đặc hiệu – một công dụng hết sức cần thiết đối đối với tần suất ăn nhậu thường xuyên của nam giới.
Trần bì có vị cay, thơm, hơi đắng và tính ôn. Để nguyên phần cùi trắng thì có tác dụng bổ tỳ vị, điều hòa trung tiêu, lý khí. Bỏ phần cùi trắng thì có tác dụng tiêu đờm, trị ho.
Trong trần bì có chứa synephrine, hesperidin và chiết xuất ethyl acetate có chứa polymethoxy flavones. Vì vậy mà dược liệu này còn có công dụng tăng cường nhu động đường tiêu hóa, ức chế tình trạng co thắt cơ trơn đường ruột. Từ đó tác động đến hoạt động bài tiết của các cơ quan tiêu hóa và cơ trơn của ruột để làm thay đổi chức năng của đường tiêu hóa.
Với các bệnh rối loạn chuyển hóa và béo phì
Ức chế lipase tuyến tụy là một cách để điều trị béo phì và các rối loạn chuyển hóa khác. Các chất phytochemical tự nhiên là nguồn ức chế lipase đầy hứa hẹn.
Năm 2018, một nghiên cứu của Đại học Dược Trung Quốc được đăng tải trên Tạp chí Phytomedicine,. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học nhận thấy Flavonoid có tương quan thuận với các hoạt động chống lipase của trần bì, và polymethoxyflavone đóng một vai trò quan trọng trong tác dụng hạ lipid máu của trần bì Nobiletin có thể là chất ức chế lipase tiềm năng nhất có trong CRP.
Kháng khuẩn
Kháng khuẩn là gì? – Là tiêu diệt, ngăn ngừa sự nhiểm trùng gây ra bởi vi-khuẩn, vi-trùng, nấm và ký sinh trùng.
Ngoài hoạt tính chống oxy hóa, tác dụng của Trần bì còn là khả năng kháng khuẩn tốt. Sáu chủng vi sinh vật bao gồm Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Enterococcus faecalis, Salmonellatyphi và Enterobacter cloacae đã được sử dụng trong các thử nghiệm của Đại học y học cổ truyền Quảng Châu – 2007. Hesperidin có trong trần bì có phổ kháng khuẩn rộng, và tác dụng kháng khuẩn cũng được thể hiện trong các xét nghiệm. Ngoài Hesperidin thì Tangeretin và Nobiletin cũng có hoạt tính kháng khuẩn nhưng thấp hơn.
Cũng trong nghiên cứu này một lần nữa các nhà khoa học tái khảng định Hesperidin, Tangeretin và Nobiletin đều có hoạt động chống oxy hóa ở một mức độ nào đó trong tất cả các phương pháp được thử nghiệm.
Ứng dụng trong điều trị tim mạch
Đại học Y Nam Kinh vào năm 2020 đã công bố kết quả nghiên cứu về công dụng của trần bì trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lý cơ tim phì đại. Cụ thể thông qua nghiên cứu trên chuột, trần bì có khả năng cải thiện tình trạng rối loạn chức năng tim, ức chế phì đại cơ tim, làm chậm quá trình apoptosis và xơ hóa cơ tim.
Cũng trong năm 2020, Đại học Y khoa Bắc Kinh đã thực hiện nghiên cứu liên quan đến khả năng ngăn chặn phì đại tim bệnh lý gây ra do thuốc Angiotensin II. Kết quả cho thấy trần bì giúp giảm thiểu xơ hóa cơ tim, ngăn ngừa phì đại tiến triển và cải thiện chức năng tim.
Chống viêm thần kinh
Ức chế quá trình viêm thần kinh qua trung gian kích hoạt microglial đã trở thành mục tiêu thuyết phục cho sự phát triển của thực phẩm chức năng để điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh. Hesperidin là flavonoid chủ yếu nhất trong trần bì, tiếp theo là tangeretin và nobiletin. Ở mức 2 mg / ml, chiết xuất trần bì làm giảm tiết NO, TNF-α, IL-1β và IL-6 do lipopolysaccharide gây ra lần lượt là 90,6%, 80,2%. Nhìn chung, trần bì có khả năng chống viêm thần kinh mạnh mẽ, được cho là do tác dụng chung của hesperidin, nobiletin và tangeretin. Đây là kết luận được Đại học công nghệ y dược Nguyên Bội – Đài loan công bố năm 2013.
=====
Trần bì cũng là một trong những thành phần tạo nên công dụng của giải độc GiaiGan – sản phẩm dành cho người hay uống bia rượu, người có chức năng gan kém.
GiaiGan do Viện Nghiên cứu thực phẩm chức năng (R.I.F.F) nghiên cứu và chuyển giao công thức độc quyền.