Những câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đêm
Tiểu đêm là nỗi ám ảnh thầm kín của nhiều người bệnh. Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm sẽ gây mất ngủ, mệt mỏi, khó chịu, làm suy giảm sức khỏe nghiêm trọng.
Hãy cùng Spart.vn giải đáp những câu hỏi thường gặp về chứng tiểu đêm nhé.
1.Tiểu đêm là bệnh gì?
Bàng quang của người trưởng thành khỏe mạnh có thể chứa khoảng 300 – 400ml nước tiểu. Khi đầy, bàng quang sẽ kích thích dẫn truyền lên não bộ để tạo ra phản xạ đi tiểu. Trong giấc ngủ đêm, thần kinh sẽ ức chế không cho bàng quang co bóp để tạo phản xạ đi tiểu, giúp duy trì giấc ngủ ngon.
Bệnh tiểu đêm là tình trạng người bệnh thường xuyên thức giấc nhiều hơn 1 lần để đi tiểu. Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi, đặc biệt là ở người trên 50 tuổi. Vì thế, khi thức dậy đi tiểu nhiều hơn 2 lần trong đêm, bạn nên nhanh chóng đi khám. Vì đây có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh lý ở thận hoặc một số vấn đề về chức năng sinh lý.
2.Tiểu đêm nhiều ở nữ giới là bệnh gì?
Tiểu nhiều lần thường do nguyên nhân bất thường về cơ chế làm rỗng bàng quang. Tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau:
Hội chứng bàng quang tăng hoạt
Nhiễm trùng đường niệu
Viêm âm đạo
Sa tử cung
Sỏi thận hoặc dị vật đường tiểu
3.Đi tiểu đêm bao nhiêu lần là bình thường?
Với một cơ thể khỏe mạnh, trong thời gian ngủ, hệ bài tiết giảm hoạt động làm cho nước tiểu được tạo ra ít hơn và cô đặc hơn so với ban ngày. Vì thế, phần lớn chúng ta không cần phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu. Giấc ngủ không bị gián đoạn trong khoảng 6 – 8 giờ.
Nếu thức dậy hơn 1 lần để đi tiểu, bạn có thể đã mắc phải chứng tiểu đêm. Ngoài việc ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn nào đó. Vì thế, người bệnh nên đi đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời.
5.Tại sao người già hay đi tiểu đêm?
Tiểu đêm là một rối loạn tiểu rất hay gặp ở người cao tuổi. Các thống kê y học đều cho thấy tần suất bị tiểu đêm thay đổi rõ rệt theo tuổi tác với xu hướng càng già càng dễ bị tiểu đêm: chỉ 5% ở trẻ em khoảng 15 tuổi tăng dần đến 70% ở người tuổi 60 và 90% ở tuổi 80.
Dựa theo thứ tự tần suất gây bệnh, các nhà chuyên môn xếp các nguyên nhân khiến người cao tuổi bị tiểu đêm ra bốn nhóm:
Tình trạng rối loạn giấc ngủ
Uống nhiều nước, bia, rượu..trước khi đi ngủ.
Các bệnh lý bàng quang, tiền liệt tuyến
Bệnh lý gây thiếu hormone kháng tiểu (antidiuretic hormone, ADH).
Các yếu tố nguy cơ, góp phần gây chứng tiểu đêm ở người cao tuổi gồm:
Giảm khả năng trì hoãn đi tiểu;
Giảm sự chịu đựng, giảm dung tích chứa của bàng quang;
Giảm tốc độ dòng nước tiểu tối đa;
Tăng nồng độ catecholamine về đêm;
Tăng nồng độ peptide lợi tiểu (natriuretic peptide) về đêm;
Giảm nồng độ hormone ADH về đêm.
6.Tại sao bà bầu hay tiểu đêm?
Tiểu đêm là hiện tượng hầu như bà bầu nào cũng gặp phải, nó có thể đến ngay trong những tháng đầu và tăng tần suất vào những tháng cuối của thai kỳ. Muốn tìm cách hạn chế đi tiểu đêm cho bà bầu thì trước tiên cần phải biết tại sao hiện tượng này xuất hiện. Nguyên nhân thường gặp là do:
Thay đổi hormone trong 3 tháng đầu khiến mẹ bầu hay đi tiểu đêm
– Hormone thay đổi
Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn cơ thể bà bầu có sự thay đổi nội tiết tố khiến cho lưu lượng máu và chất lỏng trong cơ thể tăng lên. Điều này khiến cho thận phải làm việc nhiều hơn để đào thải chúng ra khỏi cơ thể, kết quả là bà bầu hay đi tiểu đêm.
– Bàng quang chịu áp lực
Sự phát triển của thai nhi làm cho tử cung cũng lớn dần theo và khiến cho bàng quang bị chèn ép. Điều này kết hợp với việc thận phải hoạt động nhiều sẽ làm cơ thể bà bầu sản sinh nhiều nước tiểu hơn, bàng quang phải chịu kích thích thường xuyên và nước tiểu cần được thải ra ngoài. Tất cả nguyên do đó làm nên hiện tượng bà bầu đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.
– Những tác động khác:
Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.
Uống đồ uống chứa chất lợi tiểu như cà phê, trà,… vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ.
Bị tăng cân quá nhiều trong thai kỳ.
Sử dụng thuốc gặp tác dụng phụ là loại bỏ nước khỏi cơ thể.
Mắc bệnh vùng chậu hoặc ở đường tiết niệu.
7.Uống gì trị tiểu đêm?
Bên cạnh việc dùng thuốc, chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý cũng giúp khắc phục đáng kể chứng tiểu đêm. Sau đây là một số thức uống từ thảo dược giúp trị tiểu đêm an toàn và hiệu quả áp dụng tại nhà.
Nước uống từ Râu ngô và Kim tiền thảo
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 30g Râu ngô, 30g Kim tiền thảo
- Rửa sạch và nấu với nước 1 lít nước trong 20 phút
- Lấy nước uống hàng ngày liên tục trong 2 tuần
Lưu ý nước Râu ngô Kim tiền thảo chỉ phù hợp với các trường hợp tiểu đêm do sỏi thận, sỏi tiết niệu.
Nước Câu kỷ tử chữa tiểu đêm
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 15g Câu kỷ tử khô rửa sạch
- Sắc lấy nước uống
- Uống ngày 2 lần, liên tục trong 1 tháng
Kiên trì sử dụng đủ liệu trình có thể cải thiện tiểu đêm, tiểu rắt hiệu quả.
Các sản phẩm chiết suất từ thiên nhiên
Sản phẩm Bidimin do Viện Nghiên cứu thực phẩm chức năng (R.I.F.F) nghiên cứu và chuyển giao với 100% thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ bệnh tiền liệt tuyến hiệu quả.Bidimin giúp giảm sự tiến triển của u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới;
- Giảm các triệu chứng tiểu đêm, tiểu buốt, khó tiểu, tiểu nhiều lần;
- Phòng ngừa u xơ, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng;
- Với các trường hợp tiểu đêm, tiểu són, tiểu không tự chủ, Bidimin cho hiệu quả nhanh hơn các phương pháp truyền thống.