Những câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư
Những hiểu sai về bệnh ung thư có thể dẫn đến việc lo lắng không cần thiết, thậm chí cản trở các quyết định phòng ngừa, điều trị. Dưới đây là một số giải đáp về thắc mắc xung quanh căn bệnh.
Hãy cùng Spart.vn đi trả lời những câu hỏi thường gặp khi mắc bệnh ung thư.
1.Bị ung thư nên ăn gì?
Thực phẩm giàu protein: Trứng, các loại cá, phô mai tươi, các loại đậu, thịt trắng,… là những thực phẩm giàu protein mà người bệnh nên bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày. Thông qua đó, sẽ cung cấp thêm các loại acid amin thiết yếu, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, protein cũng có thể giúp sửa chữa tổn thương trong tế bào, phục hồi sức khỏe, tăng cường năng lượng cho bệnh nhân sau khi điều trị hóa chất.
Các loại rau củ: Đây chính là loại thực phẩm có lợi khác mà người mắc bệnh ung thư nên ăn. Cụ thể, các loại rau củ có chứa nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa,… Việc có sự hiện diện của chúng trong thực đơn sẽ giúp cho bệnh nhân ung thư tăng cường sức đề kháng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi thực hiện hóa trị, xạ trị.
Ngũ cốc nguyên hạt: Người mắc ung thư có thể sử dụng ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, lúa mạch,… trong các bữa ăn của mình để giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Từ đó, góp phần vào việc cải thiện được sức khỏe, giúp hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn.
Thực phẩm giàu vitamin C: Đối với việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cho cơ thể, người bệnh không nên bỏ qua những thực phẩm có nhiều vitamin C như cam, đu đủ, ớt đỏ, ớt xanh,… Khi sử dụng chúng sẽ giúp cơ thể được tăng cường vitamin C – loại vitamin có khả năng giúp tăng sức đề kháng tự nhiên. Từ đó, có ý nghĩa trong việc đối phó với tình trạng suy giảm sức đề kháng.
Thực phẩm giàu axit béo omega-3:Axit béo omega-3 có thể giúp làm chậm sự phát triển của một số bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng, tuyến tiền liệt, ung thư vú. Người bệnh có thể bổ sung axit béo omega-3 với những loại thực phẩm như các loại cá (cá hồi, cá trích, cá thu,…), quả óc chó, hạt chia,…
Các loại quả mọng: Các loại quả mọng sở hữu đặc tính chống oxy hóa, có thể góp phần trong việc kiểm soát những triệu chứng do bệnh ung thư gây ra. Một số loại quả mọng gợi ý cho người bệnh là việt quất xanh, mâm xôi đen, nam việt quất,…
2.Tế bào ung thư thích ăn gì?
Tế bào ung thư thích ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ, nước ngọt, rượu bia, chất kích thích,… Những thực phẩm này sẽ khiến các tế bào gây bệnh phát triển lây lan rộng hơn. Cụ thể:
- Đường là thức ăn top 1 của tế bào ung thư khiến bệnh trở nên trầm trọng. Đường đã được nghiên cứu rõ ràng là làm tăng nguy cơ gây bệnh một số loại ung thư như: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư trực tràng,…
- Đồ ăn muối chua như: thịt muối, cá muối, dưa muối, cà muối,… Những thực phẩm này có chứa nhiều nitrit và khi kết hợp với đạm trong cơ thể sẽ dễ kích hoạt tế bào ung thư.
- Các thực phẩm bị mốc như: bánh mì mốc, lạc mốc, gạo mốc, đỗ mốc,…
- Các loại thịt đỏ.
- Các sản phẩm từ sữa.
- Thịt nướng.
Người bệnh ung thư nên ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh, bổ xung chất xơ để ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển.
3.Ăn gì để diệt tế bào ung thư ?
Những thực phẩm vàng diệt tế bào ung thư:
Táo:Trong táo chứa polyphenol – có đặc tính chống ung thư cao. Ngoài ra nó còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, bệnh tim và tiểu đường, nhiễm trùng,…
Rau họ cải:Các loại rau họ cải như cải xanh, súp lơ, cải xoăn… chứa nhiều dinh dưỡng như vitamin C, K, mangan, và đặc biệt là sulforaphane – một hợp chất thực vật có thể giúp giảm kích thước và số lượng tế bào ung thư vú tới 75%. Một số nghiên cứu cũng cho thấy ăn nhiều rau họ cải có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng và ung thư ruột kết.
Các loại quả mọng:Các loại quả mọng như nho, dâu tây, việt quất, mâm xôi,… rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng chất chống oxy hóa trong quả mọng sẽ hỗ trợ sức khỏe con người, ngăn ngừa ung thư và giảm biến chứng của ung thư. Ví dụ như quả mâm xôi đen sẽ làm giảm tình trạng ung thư ruột kết, việt quất ngừa ung thư vú.
Cá béo:Một số loại cá béo thường gặp như cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá cơm, cá trích chứa nhiều axit béo omega 3. Nghiên cứu cho thấy thường xuyên ăn cá béo có thể giảm 53% nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng so với các loại cá khác. Một nghiên cứu khác cũng phát hiện ra việc tiêu thụ dầu cá giúp giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Quả óc chó:Theo viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ, tất cả các loại hạt đều có đặc tính ngừa ung thư, trong đó quả óc chó có thể ngừa ung thư vượt trội hơn cả. Trong quả óc chó chứa một chất có tên là pedunculagin. Chất này được cơ thể chuyển hóa thành urolithin kết hợp với estrogen có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú.
Nghệ: Nghệ chứa một hoạt chất tên là Curcumin có khả năng chống viêm và chống oxy hóa cực kỳ mạnh mẽ. Nhiều nghiên cứu cho thấy Curcumin giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư như ung thư vú, tuyến tiền liệt, gan, da, ruột kết và ung thư phổi bằng cách:
Giảm sự hình thành các mạch máu trong khối u
Ức chế sự sinh sản và sao chép của các tế bào ung thư
Góp phần tiêu diệt các tế bào ung thư
Làm chậm quá trình di căn của khối u
Cà rốt:Cà rốt chứa hàm lượng lớn beta carotene – chất đặc biệt tạo ra màu khác biệt cho cà rốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy beta carotene giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa một số bệnh ung thư như ung thư vú và tuyến tiền liệt, dạ dày,…
4.Bệnh nhân ung thư phổi có ăn yến được không?
Bệnh nhân ung thư phổi ăn yến được. Điều này càng tốt cho cơ thể và tăng khả năng miễn dịch chống tế bào ung thư, tuy nhiên cần lưu ý chế dạng phẩm yến mà người bệnh dùng cũng như nguồn gốc xuất xứ. Hãy đảm bảo dạng chế phẩm yến bạn sử dụng có nguồn gốc và chế biến lành mạnh.
5.Ung thư có ăn được bột sắn dây không?
Bột sắn dây có tính mát và cũng rất giàu dinh dưỡng. Trung bình trong 100g bột sắn dây có 88 gam tinh bột, 14 gam nước, 6 gam chất xơ và các loại vitamin cùng khoáng chất như canxi, photpho, sắt, vitamin A, vitamin C ,…
Câu trả lời là có. Người bị bệnh ung thư hoàn toàn có thể sử dụng bột sắn dây vào các món ăn hàng ngày. Nhờ có nhiều chất dinh dưỡng mà ăn bột sắn dây mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của người bị ung thư.
6.Ung thư có được ăn thịt bò không?
Người bị ung thư nên ăn thịt bò vì loại thịt này rất giàu dinh dưỡng. Ăn thịt bò ở lượng vừa đủ sẽ giúp cơ thể người mắc bệnh nâng cao khả năng tạo máu. Ngoài ra, thịt bò còn cung cấp một số loại axit amin giúp cơ thể tạo ra protein, trong đó có các axit amin cần thiết mà cơ thể không thể tự sản xuất ra được.
7.Ung thư có được ăn nấm không?
Nấm được khuyên dùng là do tác dụng tăng cường miễn dịch của chúng. Nấm chứa beta-glucans, một loại polysaccharide được chứng minh có tác dụng tăng cường phản ứng của hệ miễn dịch. Đối với những bệnh nhân ung thư đang trải qua các phương pháp điều trị như hóa trị hoặc xạ trị (vốn có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch), việc kết hợp nấm vào chế độ ăn uống có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
8.Ung thư kiêng ăn gì?
Việc quyết định người bị ung thư kiêng ăn gì thường phụ thuộc vào đặc điểm bệnh lý, thể trạng và tính chất của từng nhóm thực phẩm cụ thể. Do đó, nhìn chung, thực đơn cho bệnh nhân ung thư thường không có mẫu số chung. Mỗi ca bệnh ung thư cần được xem xét kỹ nhiều yếu tố để quyết định đâu là thực phẩm nên tránh.
Kiêng theo loại bệnh ung thư
Hiện nay, y học đã xác định được hơn 100 loại ung thư ở con người. Mỗi loại lại có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Vì vậy, việc ăn hay kiêng gì cũng phụ thuộc vào loại bệnh mà bạn mắc phải. Ví dụ:
Người bệnh ung thư tuyến giáp trước xạ trị cần kiêng ăn thực phẩm giàu i-ốt;
Người bệnh ung thư gan cần kiêng tuyệt đối rượu bia;
Người bệnh ung thư hệ tiêu hóa cần tránh ăn thực phẩm chua, cay hoặc có kết cấu cứng.
Tóm lại, trong mọi tình huống, cách tốt nhất để quyết định người bị ung thư kiêng ăn gì là cần tuân theo mọi tư vấn và chỉ định từ bác sĩ.
Kiêng theo giai đoạn của bệnh
Những giai đoạn bệnh lý khác nhau có thể đòi hỏi các quy tắc ăn uống khác nhau để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và hỗ trợ tối đa quá trình điều trị. Cụ thể:
Trước khi điều trị: Mục tiêu chính ở giai đoạn này là duy trì hoặc tăng cân, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng trước khi bắt đầu điều trị. Theo đó, bạn nên:
Tăng cường lượng protein và calo trong chế độ ăn để giữ cơ thể khỏe mạnh;
Hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo xấu, đường và muối;
Tránh thức ăn không được chế biến đúng cách để tránh nhiễm khuẩn.
Trong khi điều trị: Mục tiêu chính là giữ cho cân nặng ổn định, giữ cơ thể được nuôi dưỡng và giúp cơ thể phục hồi sau mỗi liệu pháp. Nhu cầu dinh dưỡng có thể tăng lên do cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để chiến đấu chống lại bệnh tật và hồi phục từ điều trị. Ở giai đoạn này, bạn nên tập trung vào việc ăn đủ protein, vitamin, và khoáng chất. Đồng thời hạn chế các chất kích thích như cà phê, rượu, nước ngọt có ga.;
Sau khi điều trị: Mục tiêu ở giai đoạn này là hồi phục sức khỏe, tiếp tục duy trì cân nặng ổn định và ngăn ngừa tái phát bệnh. Bạn nên tiếp tục chế độ ăn nhiều protein, các loại rau xanh, trái cây, hạt, ngũ cốc nguyên hạt; hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, đường, muối và từ bỏ rượu bia, hút thuốc.
Kiêng theo thể trạng người bệnh
Mỗi người đều sở hữu một thể trạng riêng. Do đó, tác động của bệnh tới cơ thể cũng khác nhau. Vì vậy, khi quyết định người ung thư kiêng ăn gì, bạn cần xem xét yếu tố thể trạng của bệnh nhân:
Đối với người bệnh có thể trạng yếu: Kiêng các món ăn dầu mỡ, đậm đà nhiều gia vị để tránh tình trạng khó tiêu, khiến cơ thể khó chịu, tình trạng bệnh lý thêm trầm trọng;
Đối với người thể hàn (dáng người gầy, sợ lạnh): Người bệnh thể hàn nên tránh ăn các thực phẩm sống, lạnh như trái cây và thức uống đông lạnh, cũng như các loại hải sản có tính hàn. Bởi lẽ, những thực phẩm này sẽ gây lạnh bụng, tiêu hoá kém, dẫn đến tiêu chảy, ảnh hưởng tới sức khoẻ bệnh nhân;
Đối với người thể nhiệt (dáng người đầy đặn, sợ nóng): Trái ngược với người thể hàn, người thể nhiệt nên kiêng các món ăn cay nóng, có tính kích thích như gừng, hành, tỏi, ớt, rượu, các món hun nướng, thịt dê,. để tránh gây kích ứng hệ tiêu hóa, viêm loét dạ dày và phát ban;
Đối với người bệnh có thể trạng cường tráng: Nhóm thể trạng này nên kiêng thực phẩm có hàm lượng mỡ cao để tránh gây tăng cân, nóng trong người và làm nặng thêm các triệu chứng nhiệt miệng sau hóa trị và xạ trị.
9. Bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì?
Trái cây bị nẫu, hỏng
Trái cây bị nẫu, thối, hỏng là những loại trái cây mà người bệnh nhất định phải tránh. Nhiều người vì ham rẻ mà mua trái cây bị héo, mốc, kết quả là chẳng những mất tiền mà còn sinh thêm bệnh.
Táo sáp
Người bán thường tăng hạn sử dụng cho táo bằng cách phun lên một lớp màng mỏng gọi là sáp. Có những loại sáp an toàn cho sức khỏe như sáp ong, nhựa cánh kiến đỏ,…nhưng những loại này thì có giá thành cao nên để giảm chi phí, trong nhiều trường hợp người bán thường phun sáp chứa kim loại nặng như chì, thủy ngân,…
Ngoài ra, tùy vào loại ung thư mà người bệnh mắc phải thì sẽ cần kiêng loại trái cây tương ứng.
- Ví dụ như người bị ung thư dạ dày và ung thư vú thì không nên ăn quá nhiều trái cây có lượng đường cao như nho, anh đào, xoài, dưa hấu…, sẽ gây rối loạn tiêu hóa và các vấn đề về khí đường ruột.
- Đối với bệnh nhân ung thư phổi, nên tránh ăn trái cây lạnh và chứa nhiều axit như cam, quýt, chanh.Thực phẩm nhiệt độ thấp và axit sẽ gây kích ứng niêm mạc khoang miệng và cổ họng, gây ho và đau họng. Vi khuẩn và vi rút sẽ dễ dàng xâm nhập hơn làm cản trở quá trình điều trị bệnh.
Chuối chín ép: Chuối mặc dù là một loại trái cây rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên chuối chín ép lại là thực phẩm gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của những bệnh nhân ung thư.
10.Bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không?
Theo các chuyên gia, sữa là đồ uống rất tốt dành cho người mắc bệnh. Sữa chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ hấp thu, tăng cường sức đề kháng và thể trạng của bệnh nhân cũng như phòng chống suy dinh dưỡng cho người bệnh.
Hiện nay có rất nhiều loại sữa dành cho bệnh nhân ung thư, trong đó sữa cho bệnh nhân ung thư Nutricare Fine rất được ưa chuộng. Đây là sản phẩm nghiên cứu chuyên biệt dựa trên đặc điểm sinh học người Việt Nam và sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu chất lượng.