Mẹo chữa cúm hiệu quả tại nhà.
Cúm là căn bệnh thường gặp về đường hô hấp do virus gây nên. Bệnh lây lan nhanh và thường xuất hiện đột ngột với các triệu chứng như sốt, đau nhức, ho khan, mệt mỏi,… Tùy vào thể trạng của mỗi người, các triệu chứng có thể kéo dài vài ngày cho đến vài tuần.
Hãy cùng Spart.vn tìm hiểu những mẹo chữa cảm cúm hiệu quả ngay tại nhà nhé!
1.Để cơ thể nghỉ ngơi.
Trong quá trình điều trị cúm tại nhà, bệnh nhân nên giảm tối đa lượng công việc nặng hay phải đi lại ngoài trời nhiều. Thay vào đó, hãy dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn để tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn.
Hãy chú ý lắng nghe cơ thể. Nếu cảm thấy mệt mỏi, không muốn tập thể dục thì đừng quá gắng sức. Đừng cố giải quyết những công việc hàng ngày khi triệu chứng cúm đang trầm trọng. Nghỉ ngơi cũng là cách hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng hiệu quả.
Bên cạnh đó, đừng thức quá khuya, hãy ngủ đủ giấc. Chu kỳ giấc ngủ hợp lý là “chìa khóa” để hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Hãy ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm cả khi bệnh và khi khỏe mạnh.
2.Chữa cảm cúm tại nhà với thuốc trị cúm.
Cảm cúm là một trong những bệnh lý thường gặp vào mùa đông hay vào những thời điểm thời tiết thay đổi. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như:
- Đau nhức
- Ho sốt sổ mũi
- Đau cổ họng
- Chảy nước mũi,
- Nhức đầu
- Mệt mỏi
Nếu bạn đang phân vân không biết cảm cúm uống thuốc gì? thì có thể đến cơ sở y tế gần nhất hoặc tới nhà thuốc để trình bày những triệu chứng cảm cúm hiện tại của bạn cho những người có chuyên môn về thuốc để sử dụng thuốc cảm cúm phù hợp. Một số loại thuốc trị cảm cúm bạn có thể biết như: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen, Phenylephrine, Codein, Ambroxol, Natribenzoat, Diphenhydramine, Fexofenadine, Loratadine.
3.Xông hơi để chữa bệnh cúm tại nhà.
Nếu muốn đường thở thông thoáng, ngoài dùng thuốc điều trị, bạn có thể đun một nồi nước sôi để xông mũi.
Đun sôi nước, mang đến nơi thoáng mát, dùng chiếc khăn trùm đầu, nhắm mắt lại và ngả người về trước để hơi nước bốc lên mặt. Ngồi yên và hít thở sâu trong vòng 30 giây. Sau khi nước xông đã nguội tắm nhanh rồi lau khô, mặc quần áo, đắp chăn rồi nằm nghỉ.
Bạn có thể áp dụng phương pháp xông lá để gia tăng hiệu quả, với các nguyên liệu sau: Lá tre, lá sả, lá bưởi, tía tô, ngải cứu, hương nhu, bạc hà mỗi thứ 10 – 20g hoặc một nắm to. Lá tre có tác dụng giải nhiệt, tiêu đờm, sát khuẩn; sả có công dụng làm ấm bụng, sát khuẩn, khử uế, tiêu đờm; lá bưởi giải cảm tiêu thực, trị ho, sốt, đau đầu; hương nhu trị cảm, sốt, nhức đầu, làm ra mồ hôi; tía tô khu phong trừ hàn; bạc hà sát khuẩn, chống viêm.
Trừ lá bạc hà, tất cả các loại lá còn lại rửa sạch rồi cho vào nồi xâm xấp nước, đun lửa sôi trong khoảng 10 phút. Khi chuẩn bị xông cho bạc hà vào rồi đun tiếp 1-2 phút.
4.Súc miệng, vệ sinh mũi với nước muối.
Nước muối loãng có tác dụng diệt khuẩn và sát trùng cao. Súc miệng bằng nước muối khi bị cúm còn giúp loại bỏ chất nhầy tích tụ sau cổ họng đặc biệt là khi thực hiện động tác ngửa cổ súc miệng.
Kiên trì súc nước muối trong nhiều ngày liên tiếp giúp giảm nhanh các triệu chứng đau họng, rát cổ, viêm nhiễm cổ họng.
5.Uống nhiều nước để chữa cúm nhanh nhất.
Cúm có thể khiến cơ thể mất nước nếu đi kèm triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy. Do đó, hãy đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể với nước lọc, nước trái cây hoặc đồ uống bổ sung chất điện giải. Trà thảo dược mật ong có thể làm dịu cơn đau họng.
Nên tránh đồ uống có chứa caffeine vì chúng có tác dụng lợi tiểu, khiến cơ thể mất nước nhiều hơn. Nếu cảm thấy buồn nôn, bạn nên uống nước với từng ngụm nhỏ. Nên quan sát màu sắc của nước tiểu, khi nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc gần như không màu chứng tỏ cơ thể đã được cung cấp đủ nước.
6.Dùng thức ăn dạng lỏng để chữa cảm cúm.
Người mắc cúm có thể sốt, ho, đau đầu, đau họng, mệt mỏi toàn thân,… Các triệu chứng có thể khiến người bệnh mệt mỏi, cảm thấy chán ăn. Nên ăn những món ăn dễ tiêu hóa và ấm như các món canh thịt, cháo hoặc súp gà.
Canh là món ăn dễ ăn và dễ tiêu hóa, nguyên liệu nấu canh cũng rất đa dạng như thịt bò, thịt gà, rau xanh, nấm,… Một chén canh ấm, thơm ngon vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa bổ sung nước, làm dịu đau họng, giảm nghẹt mũi.
Súp gà là sự kết hợp tuyệt vời giữa canh và các thành phần nguyên liệu bổ sung. Thịt gà cung cấp protein và sắt; cà rốt, nấm, bắp cũng đem lại rất nhiều dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có thể hỗ trợ chữa trị bệnh cúm tại nhà. Bột năng có trong súp cũng khiến bạn no lâu hơn ăn canh. Nếu không thích súp, người bệnh cúm cũng có thể ăn cháo với những lợi ích mang lại tương tự như súp.
7.Bổ sung thực phẩm giàu kẽm.
Kẽm có thể rút ngắn thời gian cảm cúm hoặc cảm lạnh.
Một số thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến như
- Các loại thịt: điển hình như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn,… là nguồn kẽm tuyệt vời. Khẩu phần 100 gram thịt bò xay sống chứa 4,8 mg kẽm, chiếm 44% giá trị hàng ngày. Ngoài ra lượng thịt này còn cung cấp 176 calo, 20 gam protein và 10 gam chất béo và nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác;
- Động vật có vỏ: chứa nhiều kẽm, ít calo và lành mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai cần phải đảm bảo động vật có vỏ được nấu chín hoàn toàn để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm;
- Các loại đậu: như đậu xanh, đậu lăng chứa lượng kẽm đáng kể. Tuy nhiên trong đậu có chứa phytates ức chế hấp thụ kẽm và các khoáng chất khác, nên kẽm từ các loại đậu không hấp thu tốt như kẽm từ các loài động vật;
- Các loại hạt: có chứa nhiều kẽm, chất xơ, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất. Các loại hạt có thể kể đến như hạt bí, vừng, hạt lanh, đậu phộng, hạt điều, hạnh nhân,…
- Trứng: chứa một lượng kẽm vừa phải để bạn đạt được mục tiêu hàng ngày. Không chỉ kẽm, trứng còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin B, selen, choline,
8.Những cách để phòng ngừa bệnh cảm cúm
Dưới đây là một số cách để phòng ngừa bệnh cảm cúm mà ai cũng có thể áp dụng.
- Luyện tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tuần hoàn máu và hệ miễn dịch, giúp cơ thể tự nhiên chống lại các bệnh truyền nhiễm.
- Giữ ấm cơ thể để tránh suy giảm kháng thể cục bộ, đặc biệt là các phần cơ thể nhạy cảm như cổ, mũi và miệng.
- Giữ cơ thể được nghỉ ngơi đủ giấc giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt và tăng khả năng chống lại bệnh tật.
- Uống đủ nước giúp duy trì độ ẩm cơ thể, loại bỏ các chất độc hại, và giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.
- Đảm bảo giữ đủ không khí trong lành và ánh sáng mặt trời trong phòng giúp loại bỏ các vi trùng và chất có hại cho cơ thể.
- Giặt chăn gối, mùng mền thường xuyên giúp loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn, giữ chăn gối và mùng mền khô ráo và sạch sẽ.