Hướng dẫn cách sơ cứu tại chỗ người bị đột quỵ
Bệnh nhân đột quỵ cần được cấp cứu càng sớm sẽ càng giúp giảm thiểu tỷ lệ tổn thương não bộ, đặc biệt với những trường hợp bị đột quỵ do huyết khối thì việc điều trị cần phải được thực hiện trong vòng 1 giờ đầu tiên. Trong quá trình chờ cấp cứu đến thì việc sơ cứu đột quỵ tại nhà đúng cách rất quan trọng.
Trong quá trình chờ cấp cứu đến thì việc sơ cứu đột quỵ tại nhà đúng cách rất quan trọng, hãy cùng Spart.vn tìm hiểu nhé.
1.Đột quỵ nguy hiểm như thế nào?
Đột quỵ xảy ra khi máu vận chuyển lên não bị gián đoạn hoặc khi não chảy máu. Đột quỵ được chia thành các nhóm như đột quỵ do thiếu máu cục bộ (xảy ra khi các động mạch đến não bị tắc nghẽn bởi cục máu đông) và đột quỵ do xuất huyết não (xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ và chảy máu).
Nhiều cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ xuất phát từ sự tích tụ của mảng bám trong động mạch. Nếu cục máu đông hình thành trong động mạch não, nó được gọi là đột quỵ huyết khối, còn khi hình thành ở một nơi khác trong cơ thể (hình thành từ tim hay do mảng xơ vữa bong tróc) và di chuyển đến não có thể gây ra đột quỵ do thuyên tắc.
Một cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA), hoặc chứng đột quỵ, có thể khó nhận biết thông qua các triệu chứng bởi đây là một sự kiện diễn ra nhanh chóng. Các triệu chứng biến mất hoàn toàn trong vòng 24 giờ và thường kéo dài ít hơn năm phút. TIA xảy ra do dòng máu lên não bị tắc nghẽn tạm thời, cũng được xem là dấu hiệu cho thấy một cơn đột quỵ nặng hơn có thể sắp xảy ra.
Mức độ ảnh hưởng cao nhất của đột quỵ là gây tử vong. Trường hợp, may mắn sống sót có thể đối diện với những di chứng nặng nề. Tùy vào khoảng thời gian phát hiện đột quỵ, cấp cứu và điều trị mà mức độ tổn thương đến hệ thần kinh sẽ khác nhau. Thời gian cấp cứu càng lâu, hệ thần kinh càng bị tổn hại càng nhiều, gây hậu quả nghiêm trọng, lâu phục hồi, thậm chí không thể phục hồi. Thông thường, phải mất ít nhất 30 ngày để người bị tai biến mạch máu não có thể phục hồi. Trong một số trường hợp, biến chứng có thể gây thương tổn vĩnh viễn.
2. Biểu hiện của đột qụy
- Đột ngột hôn mê, mất ý thức, tê bì tay chân, mất ý thức, đau đầu dữ dội, mất thăng bằng;
- Bỗng nhiên không nói được, méo mồm;
- Giảm thị lực mắt một cách đột ngột.
3. Cách sơ cứu đột quỵ tại nhà
Đột quỵ có thể khiến người bệnh mất thăng bằng hoặc bất tỉnh, có thể té ngã. Nếu cho rằng bản thân hoặc ai khác xung quanh bị đột quỵ, hãy làm các bước sơ cứu đột quỵ sau:
- Gọi điện thoại cấp cứu 115;
- Trong thời gian chờ cấp cứu đến thì để phần đầu và lưng của bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể để phòng tránh bị sặc đường thở;
- Mặc quần áo rộng, thoáng, mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp của người bệnh. Trong trường hợp người bệnh ngừng tim thì tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực;
- Dùng khăn tay để quấn vào ngón tay trỏ và lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh. Trong trường hợp người bệnh bị co giật thì phải lấy chiếc đũa đã được quấn lớp vải để ngáng ngang miệng không cho người bệnh cắn vào lưỡi;
- Ghi chú lại thời điểm người bệnh khởi phát biểu hiện đột quỵ bất thường;
- Ghi chú lại những loại thuốc mà người bệnh đang dùng hoặc mang theo đơn thuốc đang có
4. “Thời gian vàng” trong sơ cứu và điều trị đột quỵ được hiểu như thế nào?
Thời gian “vàng” để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ là 3 – 4,5 giờ đầu sau khi phát hiện các dấu hiệu đầu tiên và được cấp cứu bằng các thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch; hoặc trong 24 giờ đầu bằng phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học (tùy thuộc vùng não tổn thương) đối với các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não thì khả năng người bệnh được cứu sống hay hạn chế di chứng rất cao.
Trong khoảng thời gian này, mỗi phút trôi đi sẽ có 2 triệu tế bào thần kinh chết dần. Sau 3 giờ, khu vực vùng não xảy ra tai biến và mô não cận kề sẽ bị hư hại khó phục hồi.
Tóm lại, trong một cơn đột quỵ, thời gian là yếu tố quan trọng quyết định khả năng hồi phục của người bệnh. Do đó, song song với sơ cứu đột quỵ, hãy nhanh chóng gọi dịch vụ cấp cứu và đưa người bệnh đến bệnh viện càng nhanh càng tốt.