Công dụng của tỏi và cách chế biến một số món ăn với tỏi
Chúng ta đã biết rất nhiều công dụng của tỏi với sức khỏe con người. Bài viết này sẽ giới thiệu cách chế biến một số món ăn thông dụng với tỏi để bạn có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.
1. Tỏi ngâm dấm:
1.1 Tỏi ngâm dấm có tác dụng gì?
Phòng/chữa cảm cúm, viêm họng
Thành phần hóa học của tỏi tươi chứa chất Allicin có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa cực kỳ tốt. Hơn nữa là tác dụng của tỏi được tăng lên gấp 4 lần khi ngâm vào dấm. Vì các chất chứa trong tỏi sẽ tác dụng mạnh hơn khi được tiếp xúc môi trường axit.
Khi vào cơ thể chất Allicin sẽ diệt được các vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa chúng phát triển trở lại, đồng thời nó có tác dụng kháng viêm tốt. Do đó giúp cơ thể nhanh phục hồi và giúp ta khỏi bệnh. Tỏi ngâm giấm còn được xem là thuốc kháng sinh tự nhiên tốt đối với sức khỏe con người.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Một trong những công dụng của tỏi được quan tâm là giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo một số nghiên cứu, những người thường xuyên sử dụng tỏi ngâm giấm hầu như không có hoặc nếu có thì nguy cơ rất thấp mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp. Bởi trong tỏi ngâm giấm có chứa những thành phần dược lý có khả năng phân giải các protein tránh gây tắc nghẽn mạch máu, giảm mỡ máu ở thành mạch và xơ cứng động mạch.
Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Theo Viện nghiên cứu Ung thư ở Mỹ, tỏi hoàn toàn có thể làm giảm tỷ lệ các khối u gây ung thư. Các hợp chất allicin có tác dụng làm chậm hoặc ngừng sự phát triển các tế bào ung thư trên cơ thể như ung thư dạ dày hay đại trực tràng. Thường xuyên sử dụng tỏi ngâm giấm sẽ giúp giảm nguy cơ bị mắc bệnh ung thư dạ dày và ung thư da tới 60% so với những người không dùng.
1.2 cách làm tỏi ngâm dấm:
Chuẩn bị:
– 500gr tỏi
– 400ml giấm gạo
– 10 quả ớt (tùy sở thích)
– 2 thìa nhỏ muối + 1 âu nước sôi
– Lọ thủy tinh có nắp đậy kín đã được rửa sạch sẽ
Thực hiện:
– Lột vỏ tỏi, rửa sạch sau đó ngâm trong âu nước sôi và 2 thìa muối trong 10 phút
– Vớt tỏi ra rổ cho ráo nước, sau đó xếp tỏi vào lọ thủy tinh cùng với ớt. Có thể để nguyên tép tỏi hoặc lát mỏng tùy sở thích.
– Đổ giấm gạo vào ngập tỏi và ớt, đóng kín nắp và bảo quản nơi khô thoáng, tránh ánh nắng.
Khoảng 1 tuần sau thì lọ tỏi ngâm giấm của bạn đã có thể ăn rồi đấy. Bảo quản trong tủ lạnh để có thể sử dụng được lâu nhé!
2. Tỏi ngâm mật ong
Tác dụng của tỏi ngâm mật ong:
Kháng khuẩn
Một nghiên cứu phát hiện ra rằng khi kết hợp tỏi và mật ong tazma có thể ngăn chặn một số loại vi khuẩn phát triển và dùng như một loại thuốc kháng khuẩn tự nhiên thay thế
Hỗ trợ chăm sóc tóc, trị rụng tóc
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng gel tỏi đã làm tăng đáng kể hiệu quả trong việc điều trị rụng tóc.
Ngoài ra, một nghiên cứu đã cho thấy sử dụng mật ong giữ ẩm cho tóc, giảm tình trạng gàu ngứa, chữa lành tổn thương da đầu và cải thiện tình trạng rụng tóc.
Do đó, khi được sử dụng tỏi ngâm mật ong tạo nên một liệu pháp hữu hiệu để thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của tóc.
Tăng cường miễn dịch
Chiết xuất của tỏi đã được báo cáo trong một nghiên cứu là đóng một vai trò góp phần trong việc gia tăng tế bào, nâng cao chức năng miễn dịch.
Mật ong cũng là thành phần chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên và có thể giúp chống lại các gốc tự do, viêm nhiễm và cân bằng hệ thống miễn dịch.
Do đó, đừng bỏ qua tỏi ngâm mật ong nếu muốn tăng cường khả năng miễn dịch của bạn.
Hỗ trợ điều trị cao huyết áp
Trong một báo cáo chỉ ra rằng, sử dụng tỏi có thể làm giảm huyết áp ở hơn 80% bệnh nhân bị huyết áp cao. Ngoài ra, với liều 240 – 960mg chiết xuất tỏi già làm giảm đáng kể khoảng 12 mmHg huyết áp trong 12 tuần.
Hơn nữa, kết quả của một nghiên cứu khác cho thấy rằng uống mật ong có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở phụ nữ.
Do đó, với các đặc tính trên, sử dụng tỏi ngâm mật ong có thể hỗ trợ điều trị cao huyết áp hiệu quả
Trị mụn trứng cá
Vì mụn trứng cá được hình thành do tích tụ quá nhiều độc tố, lỗ chân lông bị tắc và nhiễm trùng do vi khuẩn mà tỏi lại là một chất chống oxy hóa mạnh, có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn. Do đó, tỏi có thể được sử dụng để giảm mụn trứng cá.
Mật ong là một chất khử trùng và chống viêm tự nhiên, kiểm soát sự tích tụ của bụi trong lỗ chân lông trên da và hấp thụ các tạp chất từ lỗ chân lông. Ngoài ra, mật ong còn giúp làm lành các nốt mụn, ngăn ngừa nhiễm trùng và làm giảm sưng đỏ của mụn.
Vì vậy, tỏi ngâm mật ong được ứng dụng để điều trị mụn trứng cá.
Cách làm tỏi ngâm mật ong:
Chuẩn bị:
• 3 củ tỏi.
• 500ml mật ong nguyên chất.
• 01 lọ thủy tinh có nắp đậy.
Cách làm tỏi mật ong:
• Bóc vỏ và loại bỏ phần gốc dưới cùng của mỗi tép tỏi.
• Làm dập nhẹ từng tép để mật ong dễ thẩm thấu hơn và nước từ tỏi cũng giúp làm loãng mật ong đủ để bắt đầu lên men.
• Cho tỏi vào lọ thủy tinh đã được khử trùng qua nước sôi và để khô, để lại một khoảng trống phía trên cùng của nắp.
• Thêm mật ong vào lọ đủ để ngập tỏi và đậy nắp.
• Mỗi hai ngày, hãy mở nắp lọ để lượng khí trong quá trình lên men tích tụ thoát ra ngoài và lật ngược lọ để đảm bảo rằng tất cả tỏi được phủ bằng mật ong.
• Bạn có thể sử dụng tỏi ngâm mật ong bất kỳ thời điểm nào trong quá trình ngâm nhưng nên để trong 1 tháng để tỏi chín hoàn toàn.
3. Ngan cháy tỏi
Nguyên liệu chuẩn bị:
• 1 con ngan (khoảng 1,5kg)
• 100g tỏi
• 5g gừng
• 1 trái chanh, ớt
• Gia vị: Tiêu xay, ngũ vị hương, hạt nêm, đường, tương ớt, rượu trắng, nước mắm, nước tương, dầu hào, …
Cách làm ngan cháy tỏi được thực hiện như sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
• Gừng gọt bỏ vỏ, băm nhuyễn. Ớt băm nhỏ.
• Tỏi bóc vỏ, lấy 100g cắt thành từng lát mỏng, 10g còn lại băm nhỏ.
Bước 2: Sơ chế và ướp thịt ngan
Ngan bạn có thể nhờ người bán làm sạch sẵn, sau đó đem về chà xát với rượu, muối hoặc giấm cho bớt hôi tanh. Rửa sạch, chặt thành từng khúc vừa ăn và để ráo.
Cho thịt ngan vào âu, ướp với gừng cùng ít tỏi băm, ½ muỗng cà phê tiêu xay, ½ muỗng canh ngũ vị hương, 1 muỗng canh rượu trắng, 1/3 muỗng canh đường, ½ muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh dầu hào, trộn đều và để khoảng 30 – 60 phút cho thịt ngấm gia vị.
Bước 3: Chiên tỏi và ngan
Đặt chảo lên bếp, đun nóng nhiều dầu ăn và cho tỏi cắt lát vào chiên vàng. Sau đó vớt ra để ráo dầu.
Dùng tiếp chảo dầu đó và cho thịt ngan vào chiên chín vàng đậm, vớt ra để ráo dầu.
Bước 4: Pha xốt chấm
Cho vào chén 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước lọc, 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh tương ớt, 1 muỗng canh nước chanh, tỏi ớt băm và khuấy đều.
Bước 5: Trình bày và thưởng thức
Thịt ngan sau khi được chiên chín vàng và để ráo dầu, bạn cho ra đĩa và rắc tỏi lát lên trên, bày cùng chén nước chấm là có thể thưởng thức.
4. Cá hồi sốt bơ tỏi
Nguyên liệu:
• 500g cá hồi phi lê tươi sống
• 60g bơ vàng
• 1 ít rượu trắng
• Ít tép tỏi, rau thì là, xà lách
• Các loại gia vị khác như: Dầu ăn, mắm, muối, hạt nêm, tiêu bắc
Cách làm cá hồi sốt bơ tỏi được thực hiện như sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, bạn dùng rượu đã chuẩn bị để rửa cá hồi cho sạch, để ráo nước. Sau đó, sử dụng dao cắt cá hồi, nên cắt miếng vừa ăn, không quá to mà cũng không quá nhỏ. Nếu thích bạn cũng có thể để nguyên miếng cũng không ảnh hưởng đến món ăn.
Tỏi bạn bóc vỏ lụa bên ngoài, rửa sạch rồi để ráo sau đó băm thành hạt nhỏ, không nên băm quá nhỏ hoặc quá nhuyễn.
Bước 2: Tẩm ướp gia vị trong cách làm cá hồi sốt bơ tỏi
Bạn cho cá cùng các gia vị như mắm, dầu ăn, tiêu bắc… vào tô sao cho phù hợp với khẩu vị của gia đình. Sau đó, để yên hỗn hợp trên trong vòng 15 phút để cá thấm đều gia vị vào từng thớ thịt.
Bước 3: Chiên cá hồi sốt bơ tỏi
Bạn bắc chảo lên bếp, cho lượng dầu ăn phù hợp rồi đun cho nóng. Khi dầu sôi thì cho cá đã tẩm ướp gia vị vào chiên. Bạn nên đảo cho cá vàng đều hai mặt tầm 3 – 6 phút là hoàn thành. Sau khi đã vàng thì cho lên đĩa đã chuẩn bị sẵn giấy thấm dầu.
Sử dụng một chiếc chảo khác để làm tan bơ, khi bơ đã tan chảy thì cho hết tỏi đã băm nhỏ vào, cho thêm ít muối để vị sốt được đậm đà hơn rồi tắt bếp.
Bước 4: Hoàn thành cách làm cá hồi sốt bơ tỏi
Lấy một cái đĩa sắp xếp từng lát cá hồi thật ngay ngắn. Sau đó, từ từ cho nước sốt bơ tỏi lên bề mặt cá làm sao cho phần sốt được lan đều khắp miếng cá. Cuối cùng là cho chút tiêu lên cá để món ăn dậy hương thơm. Ngoài ra, để tăng cường kích thích vị giác, bạn có thể sử dụng rau thì là để trang trí lên đĩa cá hồi sốt bơ tỏi. Đến đây thì công đoạn thực hiện cách làm cá hồi sốt bơ tỏi đã hoàn thành rồi.
5. Cà tím xào tỏi
Nguyên liệu cần chuẩn bị
• 200g cà tím
• Tỏi
• Hành lá
• Gia vị muối
• Nước tương, dầu mè
Cách làm cà tím xào tỏi:
• Bước 1: Cách sơ chế cà tím không bị thâm đen
Cà tím thường có vị chát. Tuy nhiên, bạn cần biết cách sơ chế loại quả này là sẽ khử được vị chát đó. Đồng thời, vẫn có thể giữ được độ chắc của cà, ăn ngon và không nát khi nấu. Theo kinh nghiệm được chúng tôi tổng hợp được, bạn có thể sơ chế cà tím theo 2 mẹo như sau:
Cách 1: Bạn cho cà tím vào một cái chậu rồi đổ nước sạch vào. Sau đó, bạn đổ 1 thìa cà phê muối vào, hòa tan với nước ngâm. Dùng nắp đậy chậu nước ngâm lại rồi để yên trong vòng 15 phút. Sau khoảng thời gian này, bạn vớt cà ra. Lưu ý hãy vẩy nhẹ cho cà nhanh ráo nước.
Cách 2: Lấy cà tím xếp đều lên một tấm khăn giấy khô và sạch. Tiếp đến, dùng một ít muối biển Kosher rắc đều lên các mặt cà. Hãy để yên như vậy ít nhất khoảng 45 phút (tối đa 1 tiếng). Sau khoảng thời gian này, lấy khăn giấy khô khác lau sạch cà rồi cắt miếng vừa ăn chứ không cần rửa nước. Với phương pháp sơ chế này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn khi chế biến.
• Bước 2: Hấp cà tím
Dùng cà tím đã ráo, cho vào một cái chậu lớn. Sau đó ướp cà tím với hành và một ít muối, hạt nêm, dầu mè, đường rồi. Để cho cà ngấm gia vị , bạn cho vào nồi hấp với lửa lớn. Hấp cho đến khi cà vừa chín tới thì cho cà ra đĩa.
• Bước 3: Xào cà tím với tỏi
Láy chảo lên bếp, đợi đến khi chảo nóng thì cho dầu ăn vào rồi cho tỏi và phi thơm. Tiếp đến, cho cà tím đã được hấp vào cùng với nước tương, nước. Xào cho đến khi cà tím thấm gia vị thì bạn tắt bếp. Rắc hành lá vào là đã hoàn thành món cà tím xào tỏi và có thể thưởng thức rồi.
6. Mực xào cần tỏi
Nguyên liệu
• 600g mực ống
• 2 cây cần tây, 2 cây tỏi tây
• 1 quả ớt sừng, 1 củ hành tây nhỏ
• 1 củ gừng tươi, 5 tép tỏi
• Gia vị: Hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu, dầu ăn.
Cách làm mực xào cần tỏi
Bước 1: Sơ chế mực – Cách sơ chế mực không bị tanh
Mực xào cần tỏi quan trọng nhất là nên chọn những con mực tươi. Khi mua mực nên chọn mua những con mực mắt trong, không bị nhũn.
Mực ống sau khi mua về lột bỏ lớp da bên ngoài, bỏ đi phần túi mực dùng dao nhẹ nhàng bỏ đi mắt mực, răng mực và phần nội tạng bên trong.
Dùng dao thái phần thân mực thành khoanh tròn, khứa thành vảy rồng hoặc dùng kéo để tỉa thành hoa đều được. Đối với râu mực có thể thái ngắn thành đoạn dài bằng 2 lóng tay.
Đặt nồi lên bếp để vào 500ml nước, gừng đập dập rồi bỏ vào nồi. Đun sôi nước thì bỏ mực vào chần khoảng 1 phút. Chuẩn bị 1 thao nước đá lạnh để sau khi chần mực xong thì bỏ vào.
Đối với cách làm này dùng gừng để khử đi mùi tanh của mực và làm mực bị sốc nhiệt. Thân màng ngoài sẽ co lại, khi xào sẽ không bị ra nước, ăn sẽ giòn và ngọt hơn.
Bước 2: Sơ chế cần tây
• Cần tây sau khi nhặt rửa sạch với nước, thái khúc dài bằng với độ dài 3 lóng tay.
• Tỏi tây cần tách bẹ ra khỏi thân, do đất hay dính ở bẹ lá nên cần rửa sạch từng lá. Sau khi rửa sạch vẩy cho ráo nước, thái tỏi tây ra thành từng khúc, khúc này nên thái bằng với độ dài 3 lóng tay nhé.
• Tỏi sau khi bóc vỏ thì băm nhỏ, ớt sừng thái lát nhỏ.
• Hành tây bóc vỏ, thái miếng vừa ăn.
• Bước 3: Xào mực và cần tỏi
• Đặt chảo lên bếp và bật lửa to. Cho 1 ít dầu vào đun nóng, khi dầu đã nóng thì cho ½ phần tỏi đã băm nhỏ vào để phi thơm rồi cho mực vào xào và đảo mực liên tục. Nêm 2 thìa cà phê nước mắm và 1 thìa cà phê hạt nêm vào để mực thấm vị. Đảo mực trong 2 phút rồi tắt bếp, để mực ra đĩa.
• Trong quá trình xào mực luôn để lửa lớn để mực không bị ra nước
• Sử dụng lại chảo đã xào mực trước đó. Tiếp tục cho vào 1 ít dầu, bỏ phần tỏi băm còn lại vào chảo phi thơm. Cho phần hành tây đã thái vào, bật lửa lớn đảo đều để phần hành tây chín tái và giòn, sau đó cho cần tây và tỏi tây vào xào chung.
• Nêm 1/2 thìa cà phê nước mắm và 1 thìa cà phê hạt nêm, một chút muối, bột ngọt vào xào cho chín tái thì cho mực vào xào chung, đảo đều tay và nêm nếm
• Múc mực xào cần tỏi ra đĩa, rắc ít hạt tiêu xay lên phía trên và thưởng thức khi món ăn còn nóng. Khi ăn sẽ cảm nhận được mực chín giòn giòn, ăn ngọt mà không bị tanh, kết hợp cùng vị thơm giòn của cần tỏi tây cho 1 món ăn gia đình cực kỳ hấp dẫn. lại gia vị cho vừa ăn, sau đó cho ớt sừng thái lát vào rồi tắt bếp.
7. Mồng tơi xào tỏi
Nguyên liệu
– Rau mồng tơi: 1 bó vừa
– Tỏi: 1 củ
– Gia vị: muối, hạt nêm, mì chính
– Dầu ăn.
Cách làm mồng tơi xào tỏi:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Trước hết ta cần nhặt rau bỏ những phần lá già và úa. Ngâm rau mồng tơi với nước muối pha loãng rồi ngắt lá, rửa sạch lại rau mồng tơi với nước từ 2-3 lần rồi vớt ra để cho ráo
– Tỏi bóc vỏ rồi đập dập.nước.
Bước 2: Tiến hành xào rau
– Bắc chảo lên bếp, cho 2 thìa canh dầu ăn vào đun nóng già
– Tiếp theo cho tỏi đã đập dập vào phi thơm vàng.
– Sau đó cho rau mồng tơi vào xào cùng, đảo đều tay. Chú ý vặn lửa thật to để rau xanh và giòn và không bị ra nước khi xào.
– Đảo khoảng 1 phút cho rau vừa chín thì nêm vào đó 1 thìa cafe muối, 1/2 thìa cafe hạt nêm, 1/2 thìa cafe mì chính và nếm sao cho mồng tơi xào tỏi vừa ăn với khẩu vị. Tiếp tục đảo đều trên lửa lớn thêm khoảng 2-3 phút thì tắt bếp.