Bệnh ung thư vú: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính, có khả năng xâm lấn xung quanh và di căn xa. Ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Hãy cùng tìm hiểu nguy cơ, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị ung thư vú.
Hãy cùng Spart.vn tìm hiểu kỹ hơn nhé!
1.Ung thư vú là gì?
Ung thư vú là dạng u vú ác tính. Một khối u có thể là lành tính (không ung thư) hoặc ác tính (ung thư). Đa số các trường hợp ung thư vú bắt đầu từ các ống dẫn sữa, một phần nhỏ phát triển ở túi sữa hoặc các tiểu thùy. Ung thư vú nếu phát hiện và điều trị muộn có thể đã di căn vào xương và các bộ phận khác, đau đớn sẽ càng nhân lên.
2.Dấu hiệu ung thư vú
Sau đây là những triệu chứng ung thư vú, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.
Xuất hiện khối u ở vú, gần xung quanh vú hoặc dưới nách;
Dịch từ núm vú đặc biệt dịch có máu;
Vết lõm da vú hoặc dày da vú;
Đau nhức vùng vú hoặc núm vú;
Biểu hiện tụt núm vú;
Vú có sự thay đổi về kích thước và hình dáng;
Da vùng vú, quầng vú hoặc núm vú có vảy, đỏ hoặc sưng;
Vết lõm da vú giống như da quả cam gọi là sần da cam.
3.Nguyên nhân gây ung thư vú
Bệnh ung thư vú sinh ra do các đột biến gen làm tế bào sinh sản không kiểm soát được. Có nhiều lý do mà cơ thể có các đột biến gen, trong đó khoảng 5-7% trường hợp có nguyên nhân di truyền, còn lại hơn 90% trường hợp chịu tác động của các yếu tố môi trường và lối sống.
Một số yếu tố nguy cơ tồn tại làm tăng tỷ lệ ung thư vú của nữ giới bao gồm:
Phụ nữ lớn tuổi (trên 50 tuổi), phụ nữ chưa có con hoặc sinh con sau 30 tuổi cũng có khả năng cao.
Do di truyền, nếu trong nhà có mẹ hoặc chị mắc bệnh trước thời kỳ mãn kinh thì nguy cơ các cặp gen kết hợp lại với nhau gây ra ung thư vú cao hơn.
Có kinh nguyệt sớm (trước 12 tuổi), mãn kinh muộn (sau 55 tuổi).
Một số nghiên cứu cho hay phụ nữ có thói quen hút thuốc, uống rượu bia trong vòng 5 năm kể từ khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt có đến 70% phát triển ung thư trước tuổi 50 cao hơn so với những người không hút.
Phụ nữ có mô vú dày, điều trị xạ trị ở ngực trước tuổi 30, người béo phì.
Hormone thay thế trị liệu (HRT; estrogen cộng với progesterone) làm tăng nguy cơ ung thư vú nhẹ sau 5 năm điều trị.
Thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ một chút nếu được sử dụng trong nhiều năm.
4.Điều trị ung thư vú.
4.1.Phẫu thuật
Phần lớn bệnh nhân ung thư vú đều sẽ được phẫu thuật để cắt bỏ khối u tuyến vú. Một số phương pháp phẫu thuật bao gồm:
Phẫu thuật cắt vú bảo tồn (breast-conserving surgery): Phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính và một ít tế bào lành tính xung quanh khối u, và không cắt bỏ toàn bộ mô vú còn lại.
Phẫu thuật cắt toàn bộ vú (total mastectomy): Phẫu thuật cắt toàn bộ vú. Nó còn được gọi là phẫu thuật cắt vú đơn giản (simple mastectomy). Có thể kết hợp lấy một vài hạch nách.
Phẫu thuật cắt vú triệt để cải biên (modified radical mastectomy): Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú, hạch nách và một phần cơ ngực.
4.2.Hóa trị
Sử dụng thuốc hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư. Khi thực hiện hóa trị (bằng đường uống hoặc đường tiêm truyền), thuốc sẽ theo đường máu để tìm diệt tế bào ung thư trong cơ thể. Hóa trị có thể thực hiện trước mổ, sau mổ hoặc lúc tế bào ung thư đã cho di căn xa.
4.3.Xạ trị
Điều trị ung thư vú bằng xạ trị là phương pháp sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chặn sự phát triển của chúng. Cách thức xạ trị được thực hiện tùy thuộc loại và giai đoạn của ung thư.
Liệu pháp nhắm trúng đích
Là sử dụng các loại thuốc hoặc chế phẩm có tác động “chọn lọc” lên một hay nhiều đặc tính riêng biệt của các loại tế bào ung thư. So với hóa trị hoặc xạ trị, liệu pháp trúng đích thường ít gây tác dụng phụ lên tế bào lành.
4.4.Liệu pháp nội tiết tố
Là phương pháp điều trị để loại bỏ nội tiết tố hoặc ức chế sự hoạt động của nội tiết tố từ đó làm ngưng sự phát triển của tế bào ung thư.
4.5.Liệu pháp miễn dịch
Là biện pháp điều trị sử dụng hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để chống lại bệnh ung thư.
5. Các câu hỏi thường gặp.
5.1.Siêu âm vú có phát hiện ung thư không?
Siêu âm vú là kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm khảo sát tuyến vú nhằm tái tạo hình ảnh và cấu trúc tuyến vú, giúp phát hiện ra những bất thường về hình thái của tuyến vú.
Cho đến thời điểm hiện tại, siêu âm vú vẫn được xem là một phương pháp an toàn, đơn giản, chi phí vừa phải, không độc hại do không sử dụng tia phóng xạ, không xâm lấn, không đau, kết quả nhanh chóng và sử dụng được cho mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già.
Vì vậy, siêu âm vú được ứng dụng rất rộng rãi trên thế giới trong việc phát hiện sớm, chẩn đoán, theo dõi các bất thường ở tuyến vú, đặc biệt là bệnh ung thư vú.
5.2.Ung thư vú giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư vú giai đoạn cuối sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi tác, sức khỏe, tình trạng thụ thể hormone trên tế bào ung thư, mức độ lan rộng, vv… Ở giai đoạn cuối, mục tiêu điều trị chủ yếu là thu nhỏ khối u, làm chậm tiến triển bệnh, cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra, và giúp bệnh nhân sống lâu hơn. Nếu được điều trị tích cực, khả năng sống trên 5 năm đối với người bệnh ung thư vú giai đoạn cuối vẫn có khoảng hơn 20%. Nhiều bệnh nhân ung thư vú giai đoạn cuối có thể sống được nhiều năm sau chẩn đoán.
5.3.Ung thư vú có di truyền không?
Khi trong gia đình có người mắc bệnh ung thư vú thì nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn. Do thừa hưởng gen bất thường (đột biến gen) làm tăng nguy cơ ung thư vú. Đột biến gen xảy ra ở hai gen chính là gen BRCA1 và gen BRCA2 là nguyên nhân chính gây ung thư vú.
5.4.Bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không?
Theo các chuyên gia, sữa là đồ uống rất tốt dành cho người mắc bệnh ung thư. Sữa chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ hấp thu, tăng cường sức đề kháng và thể trạng của bệnh nhân cũng như phòng chống suy dinh dưỡng cho người bệnh.
Hiện nay có rất nhiều loại sữa dành cho bệnh nhân ung thư, trong đó sữa cho bệnh nhân ung thư Nutricare Fine rất được ưa chuộng. Đây là sản phẩm nghiên cứu chuyên biệt dựa trên đặc điểm sinh học người Việt Nam và sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu chất lượng.
5.5.Ung thư có được ăn yến không?
Bên cạnh thắc mắc ung thư ăn yến được không, nhiều người còn băn khoăn thời điểm nào sử dụng yến sào là phù hợp? Theo đó, yến sào là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Ở giai đoạn các khối u đang phát triển mạnh thì người bệnh tuyệt đối không được ăn yến, vì khi đó dinh dưỡng sẽ được các tế bào ung thư hấp thụ một cách nhanh hơn so với hoạt động của cơ thể.
Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị thì sử dụng tổ yến lại rất tốt. Lúc này cơ thể sẽ được bổ sung nguồn dưỡng chất dồi dào để phục hồi nhanh chóng. Bên cạnh đó tăng cường thêm sức đề kháng và cải thiện được hệ miễn dịch, giúp ngăn chặn và kiểm soát sự tái phát của tế bào ung thư không còn phát triển thêm.
5.6.Bệnh nhân ung thư vú nên ăn gì?
Bất kể bệnh nhân ung thư giai đoạn nào cũng cần được chăm sóc cẩn thận với chế độ dinh dưỡng hợp lý như sau:
• Chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm (thịt, cá, trứng, sữa). Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày thay cho 3 bữa lớn như bình thường. Bổ sung thêm năng lượng vào thực phẩm (cho thêm sữa, bơ, mật ong …).
• Nếu bệnh nhân khó nuốt, chuyển sang các loại thức ăn dạng lỏng, nghiền, trộn, xay nhuyễn (canh, súp, cháo, nước ép…).
• Dự trữ sẵn các loại thức ăn hợp khẩu vị bệnh nhân nhằm tiện dụng mọi lúc mọi nơi (phô mai, bánh quy, nho khô…).
• Trong bữa ăn cần tạo không khí vui vẻ, thư giãn.
• Thức ăn nên được trình bày hấp dẫn, sạch sẽ và thường xuyên đổi món, đa dạng món chính, loại tráng miệng.
• Sử dụng các chế phẩm dành riêng cho bệnh nhân ung thư để giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng như sữa, yến, đông trùng hạ thảo, soup cao năng lượng, fucoidan, …
Soup cao năng lượng Suppro là sản phẩm do Viện RIFF nghiên cứu và phát triển. Đây là sản phẩm giàu năng lượng, giàu đạm và dễ nhai nuốt, chỉ cần thêm nước nóng khuấy đều là có thể sử dụng nên rất phù hợp với bệnh nhân ung thư.