Bệnh ung thư tuyến giáp: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Bệnh ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh thường gặp ở vùng đầu, mặt, cổ ở cả nam và nữ giới, bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng nên âm thầm di căn đến nhiều bộ phận khác, khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn. Hãy cùng Spart.vn tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
1.Ung thư tuyến giáp là gì?
Ung thư tuyến giáp (thyroid cancer) là một căn bệnh trong đó các tế bào ác tính (ung thư) hình thành từ các tế bào của tuyến giáp. Đây là một loại ung thư phổ biến, có xu hướng phát triển khi độ tuổi càng cao, nguy cơ ở nữ giới cao hơn nam giới.
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng nằm ở vùng cổ trước, trước khí quản. Nó bao gồm 2 thùy hình cánh bướm và một eo kết nối chúng. Tuyến giáp hấp thu iốt để tổng hợp và tiết ra các hormone tuyến giáp tham gia vào trao đổi chất cơ bản của cơ thể, tác động tới nhịp tim, hoạt động của các cơ quan,…
Nếu tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc sản xuất quá ít hormone đều có thể dẫn đến các vấn đề bệnh lý. Những trạng thái này được gọi là cường giáp và suy giáp tương ứng.
Ung thư tuyến giáp có nhiều loại khác nhau: hay gặp là ung thư tuyến giáp thể nhú, ung thư tuyến giáp thể tủy, thể không biệt hóa, trong đó thể tủy và thể không biệt hóa có tiên lượng xấu hơn. Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp đặc biệt là thể biệt hoá là bệnh ung thư tiên lượng rất tốt.
2.Dấu hiệu ung thư tuyến giáp.
Ở giai đoạn đầu, triệu chứng ung thư tuyến giáp thường không rõ ràng khiến người bệnh dễ bỏ qua.
Biểu hiện của ung thư tuyến giáp thường được phát hiện tình cờ thông qua khám sức khỏe định kỳ.
Triệu chứng thể nang thường tương tự với các thể khác của ung thư tuyến giáp, bao gồm
Tuyến giáp tăng kích thước, có thể kèm nổi hạch vùng cổ;
Đau nhức vùng cổ;
Khàn tiếng;
Khó nuốt (do u chèn ép thực quản);
Khó thở (do u chèn ép khí quản),…
Tỷ lệ di căn hạch bạch huyết của bệnh thể nang vào khoảng 12 %, các tế bào u có xu hướng di căn xa qua hệ thống tuần hoàn hơn so với ung thư tuyến giáp thể nhú. Các cơ quan thường di căn tới gồm: phổi, não, gan, xương,… và gây ra các triệu chứng lâm sàng ở các cơ quan bị ảnh hưởng.
3.Nguyên nhân ung thư tuyến giáp.
Hiện tại, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, cần chú ý đến một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc như:
Rối loạn hệ miễn dịch: Là nguyên nhân đầu tiên, khi hệ miễn dịch bị rối loạn, chức năng sinh sản sinh ra các kháng thể có tác dụng chống lại sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn bị suy giảm. Điều này tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus tấn công cơ thể, trong đó có tuyến giáp bị xâm hại, gây ung thư tuyến giáp.
Nhiễm phóng xạ: Cơ thể người có thể bị nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp gây ảnh hưởng đến tuyến giáp.
Yếu tố di truyền: Thực tế cho thấy khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có gia đình có bố mẹ, hoặc người thân mắc bệnh.
Yếu tố tuổi tác, thay đổi hoóc-môn: Ở độ tuổi 30- 50, ở phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần so với nam giới. Nguyên nhân nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn là do yếu tố hoóc-môn ở phụ nữ kích thích quá trình hình thành bướu ở tuyến giáp, hạch tuyến giáp. Theo thời gian, các bướu này có thể phát triển thành ung thư.
Mắc bệnh tuyến giáp: Người bị bệnh bướu tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bệnh basedow hoặc hoóc-môn tuyến giáp bị suy giảm sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Bệnh nhân mắc các bệnh về tuyến giáp sẽ được bác sĩ chỉ định uống i ốt phóng xạ, chính đây là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.
Các yếu tố nguy cơ khác: Thiếu i ốt, uống rượu thường xuyên, hút thuốc lá, thừa cân, béo phì…
4.Điều trị ung thư tuyến giáp.
Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân ung thư tuyến giáp một hoặc nhiều phương pháp điều trị như sau:
Phẫu thuật – bệnh thường có thể điều trị bằng phẫu thuật, các kỹ thuật bao gồm:
Cắt một thùy và eo giáp trạng
Cắt toàn bộ tuyến giáp
Một số trường hợp đã di căn hạch cổ, bạn cần được lấy bỏ toàn bộ tổ chức hạch bạch huyết quanh tuyến giáp.
Iod phóng xạ – Bạn sẽ phải uống một lượng nhỏ iod phóng xạ. Các tế bào tuyến giáp (kể cả lành tính và ác tính) sẽ bắt nguồn phóng xạ này và bị tiêu diệt. Chỉ khi bạn đã được cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thì chỉ định điều trị Iod phóng xạ mới được đặt ra.
Điều trị hormon: Sau khi cắt toàn bộ tuyến giáp, hoặc sau khi điều trị iod phóng xạ, bạn sẽ phải bổ sung hằng ngày lượng hormone thiếu hụt do tuyến giáp tiết ra.
Xạ trị từ bên ngoài: Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia bức xạ ion hóa có năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư và xạ ngoài là nguồn xạ được đặt ngoài cơ thể. Vai trò của phương pháp này trong điều trị bệnh còn hạn chế, chỉ sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt.
Hóa chất: Dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này ít có vai trò trong điều trị bệnh.
Điều trị đích: Thường chỉ tác động đến tế bào ung thư, không diệt các tế bào lành và được chỉ định khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
5. Các câu hỏi thường gặp.
5.1.Bệnh ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?
Nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển nguy hiểm tại chỗ tại vùng, tiến tới di căn xa và đe dọa tính mạng người bệnh. Do đó trong trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư biểu mô tuyến giáp, điều cần thiết chính là duy trì tinh thần lạc quan và tuân theo tư vấn, phác đồ điều trị y khoa từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự điều trị theo các bài thuốc dân gian hoặc các phương pháp chưa được y văn kiểm chứng, bỏ lỡ “thời gian vàng” điều trị ung thư.
5.2.Ung thư tuyến giáp giai đoạn 3 sống được bao lâu?
Ung thư tuyến giáp giai đoạn 3 khi khối u đã lan sang hạch bạch huyết và các mạch máu lân cận, bệnh sẽ tiên lượng xấu hơn so với giai đoạn khối u chỉ khu trú tại tuyến giáp. Cụ thể như sau:
Tỷ lệ sống trên 5 năm ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn 3 thể nhú là 93%.
Tỷ lệ sống trên 5 năm ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn 3 thể nang là 71%.
Tỷ lệ sống trên 5 năm ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn 3 thể tủy là 81%.
Tỷ lệ sống trên 5 năm ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn 3 thể không biệt hóa chỉ khoảng 7%.
Có thể thấy bệnh khi đã bước vào giai đoạn 3 đã là rất nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, khi có các biểu hiện của bệnh, bạn nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị ngay.
5.3.Ung thư tuyến giáp có uống được sâm không?
Câu trả lời là “Có”, việc sử dụng sâm có thể hỗ trợ trong việc điều trị bệnh liên quan đến tuyến giáp. Tuy sâm có chứa những thành phần có lợi cho người mắc tuyến giáp và được sử dụng rộng rãi để chữa nhiều bệnh khác nhau. Nhưng việc sử dụng sâm để hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp còn cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh và theo từng giai đoạn của bệnh. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc bác sĩ, tránh tự ý sử dụng vì có thể gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
5.4.Bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không?
Theo các chuyên gia, sữa là đồ uống rất tốt dành cho người mắc bệnh ung thư. Sữa chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ hấp thu, tăng cường sức đề kháng và thể trạng của bệnh nhân cũng như phòng chống suy dinh dưỡng cho người bệnh.
Hiện nay có rất nhiều loại sữa dành cho bệnh nhân ung thư, trong đó sữa cho bệnh nhân ung thư Nutricare Fine rất được ưa chuộng. Đây là sản phẩm nghiên cứu chuyên biệt dựa trên đặc điểm sinh học người Việt Nam và sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu chất lượng.
5.5.Ung thư có được ăn yến không?
Bên cạnh thắc mắc ung thư ăn yến được không, nhiều người còn băn khoăn thời điểm nào sử dụng yến sào là phù hợp? Theo đó, yến sào là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Ở giai đoạn các khối u đang phát triển mạnh thì người bệnh tuyệt đối không được ăn yến, vì khi đó dinh dưỡng sẽ được các tế bào ung thư hấp thụ một cách nhanh hơn so với hoạt động của cơ thể.
Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị thì sử dụng tổ yến lại rất tốt. Lúc này cơ thể sẽ được bổ sung nguồn dưỡng chất dồi dào để phục hồi nhanh chóng. Bên cạnh đó tăng cường thêm sức đề kháng và cải thiện được hệ miễn dịch, giúp ngăn chặn và kiểm soát sự tái phát của tế bào ung thư không còn phát triển thêm.
5.6.Bệnh nhân ung thư máu nên ăn gì?
Bất kể bệnh nhân ung thư giai đoạn nào cũng cần được chăm sóc cẩn thận với chế độ dinh dưỡng hợp lý như sau:
• Chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm (thịt, cá, trứng, sữa). Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày thay cho 3 bữa lớn như bình thường. Bổ sung thêm năng lượng vào thực phẩm (cho thêm sữa, bơ, mật ong …).
• Nếu bệnh nhân khó nuốt, chuyển sang các loại thức ăn dạng lỏng, nghiền, trộn, xay nhuyễn (canh, súp, cháo, nước ép…).
• Dự trữ sẵn các loại thức ăn hợp khẩu vị bệnh nhân nhằm tiện dụng mọi lúc mọi nơi (phô mai, bánh quy, nho khô…).
• Trong bữa ăn cần tạo không khí vui vẻ, thư giãn.
• Thức ăn nên được trình bày hấp dẫn, sạch sẽ và thường xuyên đổi món, đa dạng món chính, loại tráng miệng.
• Sử dụng các chế phẩm dành riêng cho bệnh nhân ung thư để giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng như sữa, yến, đông trùng hạ thảo, soup cao năng lượng, fucoidan, …
Soup cao năng lượng Suppro là sản phẩm do Viện RIFF nghiên cứu và phát triển. Đây là sản phẩm giàu năng lượng, giàu đạm và dễ nhai nuốt, chỉ cần thêm nước nóng khuấy đều là có thể sử dụng nên rất phù hợp với bệnh nhân ung thư.