Bệnh ung thư máu: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Bệnh ung thư máu, hay còn gọi là ung thư bạch cầu, là một bệnh ung thư ác tính rất khó chữa khỏi. Những dấu hiệu của bệnh rất đa dạng. Hiểu biết về dấu hiệu và phương pháp điều trị sẽ giúp người bệnh lường trước được mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như áp dụng đúng một trong các phương pháp điều trị là hóa trị, điều trị sinh học, xạ trị và thay tủy.
Hãy cùng Spart.vn tìm hiểu nhé.
1.Ung thư máu là gì ?
Ung thư máu là một loại ung thư ảnh hưởng đến tế bào máu và tủy xương – cấu trúc mô xốp bên trong xương nơi tế bào máu được sản sinh và biệt hóa thành hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu.
Các tế bào máu tham gia vào quá trình vận chuyển oxy trong cơ thể (hồng cầu), chống lại nhiễm trùng (bạch cầu) và cầm máu (tiểu cầu). Khi bị ung thư máu, các tế bào máu không phát triển và biệt hóa như bình thường dẫn đến không thể hoạt động đúng với chức năng vốn có.
Ung thư máu có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn và là loại ung thư phổ biến với hơn 40.000 người được chẩn đoán mắc bệnh mỗi năm.
2. Dấu hiện ung thư máu
Thường biểu hiện ung thư máu dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác, sau đây là triệu chứng của ung thư máu:
Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi, uể oải kéo dài khiến bạn không thể làm việc hoặc sinh hoạt như bình thường.
Sốt dai dẳng: Sốt là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường trong hệ miễn dịch, có thể cảnh báo sự bất thường của các tế bào bạch cầu trong cơ thể.
Đổ mồ hôi về đêm: Đổ nhiều mồ hôi, đột ngột vào ban đêm có thể khiến bạn thức giấc.
Chảy máu hoặc xuất hiện các vết bầm tím bất thường: Chảy máu không rõ nguyên nhân hoặc các vết bầm tím xuất hiện mặc dù bạn không bị va đập và không biến mất sau 2 tuần.
Sụt cân bất thường: Các tế bào ung thư sử dụng nhiều năng lượng và dưỡng chất của cơ thể để thực hiện quá trình nhân lên với số lượng lớn bất thường khiến bệnh nhân ung thư sụt cân rất nhanh.
Thường xuyên bị các bệnh lý liên quan tới nhiễm trùng: Hệ miễn dịch bị suy yếu do các tế bào ung thư khiến cơ thể dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công gây viêm nhiễm.
Sưng hạch bạch huyết, gan hoặc lách to: dấu hiệu này thường phổ biến trong bệnh bạch cầu hoặc U lympho do sự gia tăng nhanh chóng số lượng tế bào ung thư làm tắc nghẽn hạch bạch huyết và ảnh hưởng đến chức năng của gan, lách.
Đau xương: dấu hiệu này cảnh báo bệnh bạch cầu hoặc Myeloma, cơn đau xuất hiện theo mức độ từ nhẹ đến nặng ở lưng, đùi và cánh tay, có thể kèm theo các đốm mềm trên xương.
3.Nguyên nhân ung thư máu
Nguyên nhân gây ung thư máu hiện chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ có thể gia tăng khả năng mắc bệnh, bao gồm:
Di truyền: Có gia đình có người hoặc có gen ung thư máu.
Tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư: chẳng hạn như hóa chất độc hại hoặc tia X.
Người hút thuốc lá và uống rượu nhiều.
Để phòng ngừa ung thư máu, cần nên duy trì lối sống lành mạnh ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và thường xuyên tập luyện thể dục. Ngoài ra cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư (khói thuốc lá, rượu). Đồng thời hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại. Nếu phải làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất độc hại, cần tuân thủ quy trình bảo hộ an toàn trong lúc làm việc. Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần đến cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán bệnh nếu có.
4.Điều trị ung thư máu.
Ở mỗi loại ung thư máu, mỗi giai đoạn và mỗi thể trạng của người bệnh sẽ có những phương pháp điều trị ung thư máu khác nhau. Do đó, việc điều trị ung thư máu cần cá thể hóa, tức là mỗi người có bệnh một phác đồ điều trị riêng cho phù hợp. Tuy nhiên, việc điều trị ung thư máu thường sử dụng các phương pháp sau.
Các phương pháp điều trị chung cho bệnh ung thư máu bao gồm:
Hóa trị: Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư máu chính. Bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc hoá chất để tiêu diệt các tế bào ung thư và làm chậm sự tiến triển của bệnh hoặc loại bỏ ung thư.
Xạ trị: Là việc sử dụng bức xạ để điều trị bệnh bạch cầu, ung thư hạch hoặc u tủy. Bức xạ nhắm vào các tế bào bất thường, làm hỏng ADN của chúng để chúng không thể sinh sản. Đôi khi xạ trị có thể kết hợp với các phương pháp điều trị khác để giảm bớt một số triệu chứng và tăng hiệu quả điều trị.
Liệu pháp miễn dịch: Là sử dụng hệ thống miễn dịch để chống lại ung thư. Liệu pháp miễn dịch có thể giúp cơ thể tạo ra nhiều tế bào miễn dịch hơn hoặc giúp các tế bào miễn dịch hiện có tìm và tiêu diệt tế bào ung thư.
Liệu pháp nhắm mục tiêu: Phương pháp điều trị ung thư này nhắm vào những thay đổi hoặc đột biến di truyền biến các tế bào khỏe mạnh thành các tế bào bất thường.
Liệu pháp tế bào T CAR: Liệu pháp tế bào T CAR biến tế bào lympho T – một loại tế bào bạch cầu – thành phương pháp điều trị ung thư hiệu quả hơn. Liệu pháp tế bào T CAR được chỉ định cho điều trị bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính tế bào B, đa u tủy và một số loại ung thư hạch không Hodgkin nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Ghép tế bào gốc tự thân: Bác sĩ có thể thu thập và lưu trữ các tế bào gốc từ tủy xương trước khi tiến hành hóa trị liều cao. Sau khi hóa trị xong, chúng sẽ thay thế các tế bào gốc được bảo vệ. Bằng cách này, những người được cấy ghép tế bào gốc tự thân có thể tránh được các tác dụng phụ của hóa trị.
Ghép tế bào gốc dị sinh: Đôi khi, tủy xương bị hư hỏng cần được thay thế bằng tủy xương khỏe mạnh. Bác sĩ sẽ xác định một người hiến tặng tủy xương phù hợp và sử dụng tế bào của người hiến tặng để thay thế những tế bào bị hỏng của người bệnh. Đây là một thủ tục hiệu quả nhưng nguy hiểm.
5. Một số câu hỏi hay gặp
5.1.Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu?
Không thể khẳng định việc giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu mà việc đầu tiên phải xác định chính xác được nguyên nhân gây giảm tiểu cầu. Bằng các phương pháp xét nghiệm máu, kháng thể tiểu cầu, sinh thiết,… cùng với điều tra bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán ban đầu và tìm ra nguyên nhân chính. Đó chính là cơ sở đều áp dụng phương pháp điều trị về sau.
5.2. Ung thư máu có di truyền không ?
Ung thư máu là một căn bệnh có thể di truyền, tuy nhiên tỷ lệ này không cao (theo thống kê chỉ có khoảng 5% bệnh nhân mắc ung thư máu do di truyền), hầu hết các trường hợp ung thư máu đều không phải do di truyền.
5.3.Ung thư máu có lây không?
Theo chuyên gia cho biết, ung thư máu không lây truyền từ người sang người. Bởi vì nó không thuộc vào nhóm bệnh ung thư gây ra do vi rút, vì vậy nó không có khả năng lây truyền bệnh. Bạn và người thân có thể an tâm nói chuyện hoặc tiếp xúc mà không sợ bị lây nhiễm.
5.4.Bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không?
Theo các chuyên gia, sữa là đồ uống rất tốt dành cho người mắc bệnh ung thư. Sữa chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ hấp thu, tăng cường sức đề kháng và thể trạng của bệnh nhân cũng như phòng chống suy dinh dưỡng cho người bệnh.
Hiện nay có rất nhiều loại sữa dành cho bệnh nhân ung thư, trong đó sữa cho bệnh nhân ung thư Nutricare Fine rất được ưa chuộng. Đây là sản phẩm nghiên cứu chuyên biệt dựa trên đặc điểm sinh học người Việt Nam và sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu chất lượng.
5.5.Ung thư có được ăn yến không?
Bên cạnh thắc mắc ung thư ăn yến được không, nhiều người còn băn khoăn thời điểm nào sử dụng yến sào là phù hợp? Theo đó, yến sào là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Ở giai đoạn các khối u đang phát triển mạnh thì người bệnh tuyệt đối không được ăn yến, vì khi đó dinh dưỡng sẽ được các tế bào ung thư hấp thụ một cách nhanh hơn so với hoạt động của cơ thể.
Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị thì sử dụng tổ yến lại rất tốt. Lúc này cơ thể sẽ được bổ sung nguồn dưỡng chất dồi dào để phục hồi nhanh chóng. Bên cạnh đó tăng cường thêm sức đề kháng và cải thiện được hệ miễn dịch, giúp ngăn chặn và kiểm soát sự tái phát của tế bào ung thư không còn phát triển thêm.
5.6.Xét nghiệm máu tổng quát có phát hiện ung thư?
Vì vậy, nếu chỉ xét nghiệm máu tổng quát thì không thể phát hiện chính xác 100% ung thư. Nếu chỉ số về các chất chỉ điểm ung thư trong xét nghiệm máu bất thường thì đây là cơ sở để bác sĩ cân nhắc và đưa ra định hướng để thực hiện các kiểm tra chuyên sâu khác nhằm đi đến kết luận khẳng định cuối cùng.
5.7.Bệnh nhân ung thư máu nên ăn gì?
Bất kể bệnh nhân ung thư giai đoạn nào cũng cần được chăm sóc cẩn thận với chế độ dinh dưỡng hợp lý như sau:
• Chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm (thịt, cá, trứng, sữa). Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày thay cho 3 bữa lớn như bình thường. Bổ sung thêm năng lượng vào thực phẩm (cho thêm sữa, bơ, mật ong …).
• Nếu bệnh nhân khó nuốt, chuyển sang các loại thức ăn dạng lỏng, nghiền, trộn, xay nhuyễn (canh, súp, cháo, nước ép…).
• Dự trữ sẵn các loại thức ăn hợp khẩu vị bệnh nhân nhằm tiện dụng mọi lúc mọi nơi (phô mai, bánh quy, nho khô…).
• Trong bữa ăn cần tạo không khí vui vẻ, thư giãn.
• Thức ăn nên được trình bày hấp dẫn, sạch sẽ và thường xuyên đổi món, đa dạng món chính, loại tráng miệng.
• Sử dụng các chế phẩm dành riêng cho bệnh nhân ung thư để giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng như sữa, yến, đông trùng hạ thảo, soup cao năng lượng, fucoidan, ...
Soup cao năng lượng Suppro là sản phẩm do Viện RIFF nghiên cứu và phát triển. Đây là sản phẩm giàu năng lượng, giàu đạm và dễ nhai nuốt, chỉ cần thêm nước nóng khuấy đều là có thể sử dụng nên rất phù hợp với bệnh nhân ung thư.