Bệnh ung thư gan: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Gan là cơ quan nội tạng vô cùng quan trọng trong cơ thể con người. Ung thư gan là một trong những bệnh lý ác tính với số ca mắc cũng như tử vong cao hàng đầu tại Việt Nam. Bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, đe dọa tính mạng của hàng triệu người nếu không được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị phù hợp. Hãy cùng Spart.vn tìm hiểu nhé.
1. Bệnh ung thư gan là gì?
Đây là hiện tượng các tế bào ung thư phát sinh trong gan, gây ra hậu quả là các tế bào gan bị phá hủy và ngăn cản quá trình hoạt động thông thường của bộ phận này.
Bệnh gồm 2 loại: ung thư gan nguyên phát và thứ phát. Ung thư gan nguyên phát là bệnh lý ác tính của gan xảy ra khi tế bào bình thường của gan trở nên bất thường về hình thái và chức năng. Các tế bào bệnh phát triển gây ảnh hưởng đến mô bình thường liền kề và có thể lây lan sang các vùng khác của gan cũng như các cơ quan bên ngoài gan. Ung thư gan thứ phát do các tế bào ung thư ở các bộ phận khác của cơ thể đi vào gan gây ra các khối u di căn.
2. Dấu hiện ung thư gan
Triệu chứng ung thư gan giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Phần lớn người bệnh đến khám khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn gây khó khăn cho việc điều trị. Dấu hiệu nhận biết ung thư gan giai đoạn đầu có thể là các triệu chứng của viêm gan mạn tính hoặc xơ gan tiến triển như:
• Chán ăn
• Đau, nặng tức vùng hạ sườn phải
• Trướng bụng.
• Vàng da, củng mạc mắt, …
Trong giai đoạn muộn hơn của bệnh, các triệu chứng trên rõ ràng hơn, hoặc xuất hiện thêm các biến chứng của bệnh:
• Sụt cân không rõ nguyên nhân.
• Buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn.
• Luôn có cảm giác ngứa
• Trướng bụng.
• Đau, nặng tức vùng hạ sườn phải
• Vàng da, củng mạc mắt.
• Đi ngoài phân trắng/bạc màu.
3.Nguyên nhân ung thư gan
3.1. Xơ gan
Nhiều người hay nhầm hỏi xơ gan có phải là ung thư gan không, tuy không phải như vậy nhưng cũng có đến 80% nguyên nhân bắt nguồn trên nền gan xơ. Những lý do có thể gây ra tình trạng xơ gan dẫn đến bệnh hóa gồm: xơ gan thứ phát do mắc bệnh viêm gan B, C dẫn đến sau 20 – 40 năm xuất hiện khối u. Đồng thời, bệnh xơ gan có xuất phát từ việc uống nhiều rượu, nhiễm sắc. Dù vậy vẫn có một số trường hợp nhiễm viêm gan B và C vẫn mắc bệnh ở gan dù chưa từng bị xơ gan.
3.2.Các nguyên nhân gây ung thư gan khác
Nếu dùng quá nhiều thuốc tránh thai quá nhiều và liên tục cũng có thể dẫn đến ung thư ở gan. Bởi loại thuốc này có thể tạo nên u tuyến (Adenoma) trong gan nếu dùng kéo dài, dễ dẫn đến khối u ở biểu mô tế bào gan.
Ngoài ra, hoạt chất Aflatoxin có mặt trong một số loại thực phẩm như đỗ, lạc bị mốc cũng là một trong nguyên do gây ra tình trạng gan có khối u.
4. Điều trị ung thư gan
Một vài biện pháp chữa bệnh được ứng dụng gồm:
• Ghép gan.
• Microwave ablation là phương pháp sử dụng vi sóng đốt u gan.
• Radioembolization là phương pháp sử dụng hạt phóng xạ nút mạch u gan.
• Xạ trị.
• Tiêm acid acetic hoặc cồn vào khối u thông qua da.
• Cryoablation: Đây là biện pháp dùng nhiệt lạnh – 100 độ C như: Argon, CO2, Helium để loại bỏ khối u.
• RadioFrequency Ablation: Sử dụng sóng cao tần để phá bỏ khối u, thực chất sóng radio dòng điện xoay chiều là gia tăng sự ma sát giữa những ion của mô ung thư. Các tế bào bị mất nước và hoại tử đông khối u khi nhiệt độ do ma sát tạo ra làm khô mô xung quanh.
• Sử dụng các loại thuốc đích điều trị ung thư gan nói riêng và điều trị ung thư nói chung: Là phương pháp được đánh giá là tương đối an toàn vì không làm tổn thương đến các tế bào lành tính và ít gây hại cho cơ thể. Một số loại thuốc có thể kể đến như Sorafenib (Nexavar), Lenvatinib (Lenvima), Regorafenib (Stivarga) …
5. Một số câu hỏi hay gặp với bệnh ung thư gan
Ung thư gan giai đoạn đầu có chữa được không? Ung thư gan di căn sống được bao lâu, hay bệnh ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Bệnh nếu được phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều trị và tiên lượng thời gian sống càng tốt. Tiên lượng thời gian sống của bệnh ung thư gan theo phân loại BCLC (Barcelona Clinic Liver Cancer) ở giai đoạn rất sớm là 70% – 90% bệnh nhân sống trên 5 năm (điều trị bằng phẫu thuật, ghép gan, phá hủy u tại chỗ). Ở giai đoạn sớm, tỷ lệ này còn từ 50%-70%. Tỷ lệ này giảm dần ở các giai đoạn bệnh muộn hơn.
Chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối như nào?
Bệnh nhân ung thư cần được điều trì theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, cũng cần động viên để bệnh nhân có tinh thần thoải mái. Việc tập luyện thể dục, chế độ dinh dưỡng của người ung thư cũng rất cần quan tâm. Từ đó ăn, ngủ tốt, giúp tăng cường sức khỏe và đề kháng cho cơ thể.
Bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không?
Theo các chuyên gia, sữa là đồ uống rất tốt dành cho người mắc bệnh ung thư. Sữa chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ hấp thu, tăng cường sức đề kháng và thể trạng của bệnh nhân cũng như phòng chống suy dinh dưỡng cho người bệnh.
Hiện nay có rất nhiều loại sữa dành cho bệnh nhân ung thư, trong đó sữa cho bệnh nhân ung thư Nutricare Fine rất được ưa chuộng. Đây là sản phẩm nghiên cứu chuyên biệt dựa trên đặc điểm sinh học người Việt Nam và sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu chất lượng.
Ung thư có được ăn yến không?
Bên cạnh thắc mắc ung thư ăn yến được không, nhiều người còn băn khoăn thời điểm nào sử dụng yến sào là phù hợp? Theo đó, yến sào là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Ở giai đoạn các khối u đang phát triển mạnh thì người bệnh tuyệt đối không được ăn yến, vì khi đó dinh dưỡng sẽ được các tế bào ung thư hấp thụ một cách nhanh hơn so với hoạt động của cơ thể.
Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị thì sử dụng tổ yến lại rất tốt. Lúc này cơ thể sẽ được bổ sung nguồn dưỡng chất dồi dào để phục hồi nhanh chóng. Bên cạnh đó tăng cường thêm sức đề kháng và cải thiện được hệ miễn dịch, giúp ngăn chặn và kiểm soát sự tái phát của tế bào ung thư không còn phát triển thêm.
Người bị ung thư gan kiêng ăn gì?
– Thực phẩm giàu chất béo vì có thể khiến cho gan mệt mỏi trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
– Thực phẩm quá nhiều protein có thể làm tích tụ các chất thải độc hại ở gan và cơ thể.
– Các thực phẩm chứa hàm lượng muối cao cũng làm trầm trọng thêm các triệu chứng của ung thư gan và tích tụ dịch trong gan của bệnh nhân
Bệnh nhân ung thư gan nên ăn gì? Thực đơn cho người ung thư gan giai đoạn cuối như nào?
Bất kể bệnh nhân ung thư giai đoạn nào cũng cần được chăm sóc cẩn thận với chế độ dinh dưỡng hợp lý như sau:
• Chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm (thịt, cá, trứng, sữa). Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày thay cho 3 bữa lớn như bình thường. Bổ sung thêm năng lượng vào thực phẩm (cho thêm sữa, bơ, mật ong …).
• Nếu bệnh nhân khó nuốt, chuyển sang các loại thức ăn dạng lỏng, nghiền, trộn, xay nhuyễn (canh, súp, cháo, nước ép…).
• Dự trữ sẵn các loại thức ăn hợp khẩu vị bệnh nhân nhằm tiện dụng mọi lúc mọi nơi (phô mai, bánh quy, nho khô…).
• Trong bữa ăn cần tạo không khí vui vẻ, thư giãn.
• Thức ăn nên được trình bày hấp dẫn, sạch sẽ và thường xuyên đổi món, đa dạng món chính, loại tráng miệng.
• Sử dụng các chế phẩm dành riêng cho bệnh nhân ung thư để giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng như sữa, yến, soup cao năng lượng, fucoidan, …
Soup cao năng lượng Suppro là sản phẩm do Viện RIFF nghiên cứu và phát triển. Đây là sản phẩm giàu năng lượng, giàu đạm và dễ nhai nuốt, chỉ cần thêm nước nóng khuấy đều là có thể sử dụng nên rất phù hợp với bệnh nhân ung thư.