Bệnh ung thư dạ dày: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Bệnh ung thư dạ dày là bệnh ác tính khá phổ biến, dễ di căn và gây tử vong. Do đó, nên khám sức khỏe định kỳ, tầm soát sớm để phòng bệnh tốt nhất.
Hãy cùng Spart.vn tìm hiểu nhé.
1.Bệnh ung thư dạ dày là gì ?
Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào trong dạ dày phát triển bất thường, mất kiểm soát dẫn đến hình thành các khối u. Khi tiến triển nặng, khối u ác tính có thể lan rộng ra xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan xa khác, gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe, thậm chí là tử vong.
2. Dấu hiện ung thư dạ dày
Triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu mơ hồ, không rõ ràng, nhiều khi không có triệu chứng. Ở giai đoạn tiến triển ung thư dạ dày triệu chứng như sau:
Đau bụng: thường là triệu chứng gợi ý đầu tiên, đau dai dẳng vùng thượng vị (phía trên rốn). Thời gian đầu đau có thể giảm sau khi ăn, sau đó đau liên tục.
Ợ hơi: Ợ hơi có thể gặp sau khi ăn no, ăn đồ cay nóng hoặc uống nước có gas nhưng nhanh chóng mất đi. Nếu ợ hơi liên tục có thể là triệu chứng của bệnh.
Gầy sút cân: Chán ăn, không có cảm giác thèm ăn dẫn tới sút cân hoặc cũng có thể sút cân không rõ nguyên nhân.
Buồn nôn và nôn: nôn và buồn nôn kèm theo chán ăn, ợ chua có thể là triệu chứng của ung thư dạ dày
Nôn hoặc đi ngoài phân đen: ung thư dạ dày có thể gây xuất huyết tiêu hóa dẫn đến nôn máu hoặc đi ngoài phân đen (xuất huyết dạ dày rất nhiều có thể đi ngoài phân máu đỏ tươi, là một dấu hiệu nguy hiểm)
Nuốt nghẹn: Khối u gần tâm vị hoặc đoạn nối tâm vị- thực quản có thể gây nuốt nghẹn.
3.Nguyên nhân ung thư dạ dày
Nguyên nhân ung thư dạ dày thường liên quan đến các tổn thương tiền ung thư, các yếu tố môi trường, yếu tố nội sinh và yếu tố di truyền.
Các tổn thương tiền ung thư: Viêm dạ dày mãn tính kéo dài nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm teo mãn tính niêm mạc dạ dày. Tiếp theo các các biến đổi dị sản của tế bào, rồi các biến đổi loạn sản từ mức độ nhẹ, vừa đến nặng. Loạn sản kéo dài cuối cùng dẫn đến ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): được coi là một nguyên nhân gây bệnh. HP làm viêm teo đét niêm mạc dạ dày mãn tính, gây nên các tổn thương tiền ung thư.
Thói quen sinh hoạt: Ăn các loại thức ăn có chứa Nitrate như thịt cá ướp muối, rau dưa muối, thịt nướng, thịt hun khói.. làm tăng nguy cơ bệnh.
Tình trạng kinh tế xã hội: người ở mức kinh tế thấp có tỷ lệ mắc bệnh vùng thân vị cao gấp 2 lần. Tuy nhiên những người có mức kinh tế cao lại có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày vùng tâm vị cao hơn.
Béo phì: người béo phì dễ bị mắc bệnh hơn người bình thường.
Nhóm máu: Người nhóm máu A hay bị ung thư dạ dày hơn các nhóm máu còn lại.
Có tiền sử phẫu thuật dạ dày trước đó: bệnh nhân đã phẫu thuật dạ dày có nguy cơ mắc bệnh cao nhất sau 15-20 năm.
Di truyền: Ung thư dạ dày liên quan tới một số hội chứng di truyền như đa polyp tuyến, bệnh ung thư đại trực tràng di truyền không đa polyp… Đột biến gen CDH1 đã được chứng minh liên quan đến bệnh. CDH1 là gen ức chế tế bào dạ dày phát triển, khi bị đột biến làm mất khả năng kiểm soát này dẫn tới ung thư.
4.Điều trị ung thư dạ dày
Các phương pháp điều trị:
Phẫu thuật: Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ 1 phần hay toàn bộ dạ dày. Đây là phương pháp điều trị chủ yếu đối với ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm.
Hóa trị: Điều trị bằng các loại thuốc chống ung thư đặc biệt để tiêu diệt và ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư.
Xạ trị: Dùng các tia phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư.
Điều trị đích: Cũng là phương pháp trị ung thư bằng thuốc nhưng thuốc ở đây là một liệu pháp có mục tiêu cụ thể, tấn công vào các gen hay protein chuyên biệt được tìm thấy ở tế bào ung thư hoặc những tế bào có liên quan đến sự phát triển của khối u.
Điều trị miễn dịch: Sử dụng các loại thuốc tác động vào hệ miễn dịch của người bệnh, giúp tiêu diệt tế bào ung thư.
5. Một số câu hỏi hay gặp
Ung thu dạ dày sống được bao lâu?
Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó thời điểm phát hiện bệnh giúp tiên lượng tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân. Do đó, thăm khám sức khỏe định kỳ và chủ động tầm soát để điều trị ở giai đoạn sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong.
Ung thư dạ dày có chữa được không?
Bệnh khá phổ biến ở nước ta, có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng chữa bệnh lên đến 90%. Hiện nay có khá nhiều phương pháp chữa bệnh cũng như hỗ trợ điều trị nâng cao chất lượng sống bệnh nhân trong quá trình điều trị.
Bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không?
Theo các chuyên gia, sữa là đồ uống rất tốt dành cho người mắc bệnh ung thư. Sữa chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ hấp thu, tăng cường sức đề kháng và thể trạng của bệnh nhân cũng như phòng chống suy dinh dưỡng cho người bệnh.
Hiện nay có rất nhiều loại sữa dành cho bệnh nhân ung thư, trong đó sữa cho bệnh nhân ung thư Nutricare Fine rất được ưa chuộng. Đây là sản phẩm nghiên cứu chuyên biệt dựa trên đặc điểm sinh học người Việt Nam và sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu chất lượng.
Ung thư có được ăn yến không?
Bên cạnh thắc mắc ung thư ăn yến được không, nhiều người còn băn khoăn thời điểm nào sử dụng yến sào là phù hợp? Theo đó, yến sào là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Ở giai đoạn các khối u đang phát triển mạnh thì người bệnh tuyệt đối không được ăn yến, vì khi đó dinh dưỡng sẽ được các tế bào ung thư hấp thụ một cách nhanh hơn so với hoạt động của cơ thể.
Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị thì sử dụng tổ yến lại rất tốt. Lúc này cơ thể sẽ được bổ sung nguồn dưỡng chất dồi dào để phục hồi nhanh chóng. Bên cạnh đó tăng cường thêm sức đề kháng và cải thiện được hệ miễn dịch, giúp ngăn chặn và kiểm soát sự tái phát của tế bào ung thư không còn phát triển thêm.
Siêu âm có phát hiện ung thư dạ dày không?
Siêu âm dạ dày là phương pháp cận lâm sàng giúp khảo sát, đánh giá được những bất thường thời gian thực bên trong dạ dày của một người. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh này vừa an toàn, chi phí thấp, vừa cho kết quả nhanh chóng nhưng việc siêu âm có phát hiện bệnh không thì đây không phải là biện pháp xác định tối ưu mà chỉ chẩn đoán hình ảnh mang tính định hướng ban đầu.
Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn gì?
Bất kể bệnh nhân ung thư giai đoạn nào cũng cần được chăm sóc cẩn thận với chế độ dinh dưỡng hợp lý như sau:
• Chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm (thịt, cá, trứng, sữa). Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày thay cho 3 bữa lớn như bình thường. Bổ sung thêm năng lượng vào thực phẩm (cho thêm sữa, bơ, mật ong …).
• Nếu bệnh nhân khó nuốt, chuyển sang các loại thức ăn dạng lỏng, nghiền, trộn, xay nhuyễn (canh, súp, cháo, nước ép…).
• Dự trữ sẵn các loại thức ăn hợp khẩu vị bệnh nhân nhằm tiện dụng mọi lúc mọi nơi (phô mai, bánh quy, nho khô…).
• Trong bữa ăn cần tạo không khí vui vẻ, thư giãn.
• Thức ăn nên được trình bày hấp dẫn, sạch sẽ và thường xuyên đổi món, đa dạng món chính, loại tráng miệng.
• Sử dụng các chế phẩm dành riêng cho bệnh nhân ung thư để giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng như sữa, yến, đông trùng hạ thảo, soup cao năng lượng, fucoidan, …
Soup cao năng lượng Suppro là sản phẩm do Viện RIFF nghiên cứu và phát triển. Đây là sản phẩm giàu năng lượng, giàu đạm và dễ nhai nuốt, chỉ cần thêm nước nóng khuấy đều là có thể sử dụng nên rất phù hợp với bệnh nhân ung thư.