Bệnh ung thư phổi: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Ung thư phổi thuộc nhóm bệnh lý có tỷ lệ gây tử vong cao nhất thế giới khi là nguyên nhân gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm. Điều đáng lo ngại là tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh ngày càng có chiều hướng gia tăng với các biến chứng nguy hiểm và cướp đi tính mạng của rất nhiều người bệnh. Hãy cùng Spart.vn tìm hiểu nhé.
1.Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi (tiếng Anh là Lung Cancer) là loại ung thư khởi phát từ phổi hay còn được gọi là khối u ác tính ở đường hô hấp. Bệnh xảy ra khi một khối u ác tính hình thành trong phổi, phát triển nhanh về kích cỡ dẫn tới xâm lấn, chèn ép các cơ quan xung quanh. Hai lá phổi trong lồng ngực có chức năng hấp thụ oxy khi hít vào và thải carbon dioxide (CO2) khi thở ra.
Ung thư phổi gồm hai loại chính:
Ung thư phổi không tế bào nhỏ – là loại ung thư phổi phổ biến nhất.
Ung thư phổi tế bào nhỏ – ít phổ biến hơn, nhưng lan nhanh tới các phần khác của cơ thể qua đường máu.
2.Dấu hiệu ung thư phổi.
Các triệu chứng ung thư phổi ngay từ giai đoạn đầu thì sẽ giúp làm tăng cơ hội sống sót cho người bệnh. Vậy biểu hiện ung thư phổi sẽ bao gồm những triệu chứng gì?
Ho trở nặng hoặc không chấm dứt
Khàn tiếng
Các khó khăn về hô hấp, ví dụ như khó thở
Đau ngực liên tục
Ho ra máu
Mệt mỏi kéo dài
Thường xuyên nhiễm trùng phổi, ví dụ như viêm phổi
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây ra những triệu chứng này, nhưng bạn nên đến khám bác sĩ nếu gặp phải các triệu chứng trên.
3.Nguyên nhân ung thư phổi.
Nguyên nhân chính gây ung thư phổi là hút thuốc lá (thuốc lá, thuốc lào hoặc xì gà), mặc dù không phải tất cả những người hút đều mắc ung thư phổi. Các chất gây hại trong khói thuốc làm tổn thương các tế bào phổi. Hít khói thuốc ‘bị động’ từ những người hút thuốc xung quanh cũng có thể gây ung thư phổi ở một số người không hút thuốc.
Bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu bạn:
Trên 40 tuổi – hầu hết các trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư phổi khi đã hơn 65 tuổi. Tuy nhiên gần đây, bệnh có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở người trẻ tuổi.
Tiếp xúc với một số chất như radon (một chất khí phóng xạ), amiăng, asen (thạch tín), crôm, niken và ô nhiễm không khí
Có người ruột thịt trong gia đình từng mắc ung thư phổi (di truyền)
4.Điều trị ung thư phổi.
Bệnh ung thư phổi có nhiều giai đoạn khác nhau. Với mỗi giai đoạn bệnh cần có phương pháp điều trị cụ thể.
Phương pháp phẫu thuật loại bỏ khối u: phương pháp này có hiệu quả nhất khi khối u còn nhỏ, chưa bị di căn. Để có thể phẫu thuật, bệnh nhân cần có thể trạng cơ thể tốt.
Phương pháp điều trị bằng tia xạ: được áp dụng nhằm phá hủy khói u khi còn nhỏ và chưa có di căn hoặc làm hạn chế sự phát triển của khối u lớn. Phương pháp điều trị tia xạ có thể giúp kéo dài sự sống của bệnh nhân, rất ít khi chữa khỏi bệnh.
Điều trị bằng hóa chất: có đến 80-90% bệnh nhân bị ung thư phổi giảm bệnh khi tế bào còn nhỏ và được sử dụng hóa chất để điều trị. Các trường hợp ở giai đoạn muộn, hóa chất chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài sự sống.
Phương pháp điều trị hỗ trợ: được sử dụng cho những bệnh nhân ở giai đoạn cuối của bệnh, chỉ có thể chăm sóc bệnh nhân, điều trị triệu chứng và làm giảm đau.
5. Các câu hỏi thường gặp.
5.1.Bệnh ung thư phổi có lây không?
Một người bị ung thư phổi không thể “lây” cho người khác và ngược lại. Tiếp xúc gần hoặc những việc như quan hệ tình dục, hôn, đụng chạm, dùng chung bữa ăn hoặc hít thở chung một bầu không khí không thể lây lan bệnh ung thư.
5.2.Ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không?
Ung thư phổi giai đoạn đầu nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị khỏi hoàn toàn là có thể. Theo một thống kê trên thế giới thì tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn bệnh giai đoạn đầu lên tới trên 80%. Tuy nhiên, khả năng chữa khỏi hoàn toàn còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố khởi phát bệnh. Ở giai đoạn đầu của bệnhcác triệu chứng còn chưa rõ rệt, khó nhận biết, chỉ phát hiện bệnh sớm khi kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư nhưng lại chỉ có khoảng 10-20% người bệnh phát hiện sớm ung thư của mình, còn lại thì thường phát hiện khi đã đến giai đoạn di căn.
5.3.Ung thư phổi di căn sống được bao lâu?
Trường hợp ung thư phổi di căn là không tốt. Tỷ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm là rất hiếm, chỉ khoảng 5%. Thời gian sống trung bình của bệnh nhân sau khi chẩn đoán mắc bệnh di căn nói chung là dưới 6 tháng, tùy từng trường hợp.
Bệnh di căn sống được bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như vị trí di căn, mức độ lan rộng của khối u, cũng như giới tính, tuổi tác, sức khỏe tổng thể, các bệnh lý đi kèm khác và khả năng đáp ứng với điều trị của bệnh nhân.
5.4.Bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không?
Theo các chuyên gia, sữa là đồ uống rất tốt dành cho người mắc bệnh ung thư. Sữa chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ hấp thu, tăng cường sức đề kháng và thể trạng của bệnh nhân cũng như phòng chống suy dinh dưỡng cho người bệnh.
Hiện nay có rất nhiều loại sữa dành cho bệnh nhân ung thư, trong đó sữa cho bệnh nhân ung thư Nutricare Fine rất được ưa chuộng. Đây là sản phẩm nghiên cứu chuyên biệt dựa trên đặc điểm sinh học người Việt Nam và sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu chất lượng.
5.5.Ung thư có được ăn yến không?
Bên cạnh thắc mắc ung thư ăn yến được không, nhiều người còn băn khoăn thời điểm nào sử dụng yến sào là phù hợp? Theo đó, yến sào là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Ở giai đoạn các khối u đang phát triển mạnh thì người bệnh tuyệt đối không được ăn yến, vì khi đó dinh dưỡng sẽ được các tế bào ung thư hấp thụ một cách nhanh hơn so với hoạt động của cơ thể.
Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị thì sử dụng tổ yến lại rất tốt. Lúc này cơ thể sẽ được bổ sung nguồn dưỡng chất dồi dào để phục hồi nhanh chóng. Bên cạnh đó tăng cường thêm sức đề kháng và cải thiện được hệ miễn dịch, giúp ngăn chặn và kiểm soát sự tái phát của tế bào ung thư không còn phát triển thêm.
5.6.Bệnh nhân ung thư máu nên ăn gì?
Bất kể bệnh nhân ung thư giai đoạn nào cũng cần được chăm sóc cẩn thận với chế độ dinh dưỡng hợp lý như sau:
• Chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm (thịt, cá, trứng, sữa). Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày thay cho 3 bữa lớn như bình thường. Bổ sung thêm năng lượng vào thực phẩm (cho thêm sữa, bơ, mật ong …).
• Nếu bệnh nhân khó nuốt, chuyển sang các loại thức ăn dạng lỏng, nghiền, trộn, xay nhuyễn (canh, súp, cháo, nước ép…).
• Dự trữ sẵn các loại thức ăn hợp khẩu vị bệnh nhân nhằm tiện dụng mọi lúc mọi nơi (phô mai, bánh quy, nho khô…).
• Trong bữa ăn cần tạo không khí vui vẻ, thư giãn.
• Thức ăn nên được trình bày hấp dẫn, sạch sẽ và thường xuyên đổi món, đa dạng món chính, loại tráng miệng.
• Sử dụng các chế phẩm dành riêng cho bệnh nhân ung thư để giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng như sữa, yến, đông trùng hạ thảo, soup cao năng lượng, fucoidan, …
Soup cao năng lượng Suppro là sản phẩm do Viện RIFF nghiên cứu và phát triển. Đây là sản phẩm giàu năng lượng, giàu đạm và dễ nhai nuốt, chỉ cần thêm nước nóng khuấy đều là có thể sử dụng nên rất phù hợp với bệnh nhân ung thư.