Tiểu đêm là bệnh gì?
Nhiều người lớn tuổi quan tâm khi lúc trẻ ít khi tiểu đêm nhưng dần già lại xuất hiện nhiều hơn. Tiểu đêm là tình trạng bạn thức dậy trong đêm vì phải đi tiểu. Tình trạng này trở nên phổ biến hơn khi mọi người già đi và xảy ra ở cả nam và nữ, đôi khi vì những lý do khác nhau. Điều này có thể được coi là tần suất tiểu đêm – phải đi tiểu thường xuyên hơn vào ban đêm. Bạn cần phân biệt tiểu đêm (đi tiểu quá thường xuyên) với đa niệu (đi tiểu quá nhiều).
Hãy cùng Spart.vn tìm hiểu nhé!
1.Tiểu đêm là bệnh gì?
Tiểu đêm đơn thuần hoặc phối hợp với các triệu chứng khác của đường tiểu dưới như: tiểu nhiều lần ban ngày, tiểu gấp, tiểu khó, tiểu ngắt quãng, tiểu rỉ cuối dòng… Tiểu đêm làm xáo trộn chu kỳ giấc ngủ, gây thiếu ngủ, mệt mỏi, giảm tập trung, thay đổi tâm trạng, ảnh hưởng đến chất lượng sống… Tình trạng mất ngủ do tiểu đêm nhiều lần cũng là một trong những yếu tố làm cho các bệnh mạn tính như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường khó kiểm soát, tăng nguy cơ đột quỵ và té ngã, nhất là ở người cao tuổi.
Tiểu đêm có thể do nhiều nguyên nhân, cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh tiềm ẩn khác. Tiểu đêm nhiều lần là vấn đề sức khỏe cần phải được thăm khám và điều trị phù hợp.
2.Tiểu đêm nhiều là bệnh gì?
Trước khi tìm hiểu tiểu đêm nhiều lần do bệnh gì, chúng ta cần biết các nguyên nhân chủ yếu gây tiểu đêm như sau:
2.1.Bệnh lý đường tiểu dưới
Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
Liên quan đến câu hỏi “tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì”, một trong những bệnh thường xuất hiện ở nam giới tuổi trung niên là tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Sự phát triển quá mức của tuyến tiền liệt gây chèn ép vào niệu đạo hoặc biến dạng cổ bàng quang là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiểu tiện, biểu hiện bởi các triệu chứng kích thích (tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đêm) và triệu chứng tắc nghẽn (tiểu khó, tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu yếu, tiểu không hết…)
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Đây là tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ một bộ phận nào của đường tiết niệu do các vi khuẩn, chủ yếu là E.Coli. Phần lớn trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu liên quan đến đường tiểu dưới bao gồm bàng quang và niệu đạo.
Người bệnh sẽ đi tiểu lắt nhắt nhiều lần, cảm thấy nóng buốt, đau rát, khó chịu vùng bụng dưới.
Bàng quang tăng hoạt
Hội chứng bàng quang tăng hoạt là tình trạng tiểu gấp, có hoặc không kèm theo són tiểu gấp, thường kèm theo tiểu nhiều lần và tiểu đêm… mà không có nhiễm trùng tiểu hoặc các bệnh lý rõ ràng khác.
Tắc nghẽn lối ra bàng quang
Có nhiều nguyên nhân gây tắc nghẽn lối ra bàng quang như: bướu tuyến tiền liệt, xơ hóa cổ bàng quang, hẹp niệu đạo, sa bàng quang, sa tử cung… Ở nữ giới, tắc tình trạng này thường do suy yếu các cơ sàn chậu, sau thủ thuật hoặc sinh đẻ nhiều. Ở nam giới, tắc nghẽn lối ra bàng quang thường do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt hoặc hẹp niệu đạo.
Khi có tắc nghẽn lối ra bàng quang, người bệnh sẽ có triệu chứng nổi bật với tiểu khó, dòng nước tiểu yếu, tiểu ngắt quãng, tiểu không hết.
Các nguyên nhân khác
Mang thai
Tiểu đêm nhiều lần cũng có thể được xem là một triệu chứng điển hình của phụ nữ mang thai. Tình trạng này xuất hiện từ đầu thai kỳ, nhưng thể hiện rõ nét nhất là khi thai nhi phát triển ở tam cá nguyệt thứ 3.
Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai tiểu đêm nhiều là do sự thay đổi nội tiết tố HCG khiến cho máu lưu thông ở vùng chậu nhiều hơn, giảm dung tích chức năng bàng quang.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Trong nhiều trường hợp, thuốc cũng có thể gây tiểu đêm. Một số loại thuốc điển hình như thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc trợ tim, Demeclocycline, Methoxyflurane…
2.2.Thói quen, sinh hoạt
Nguyên nhân rất phổ biến do uống quá nhiều nước, nhất là trước khi đi ngủ. Ngoài ra, uống nhiều rượu bia và thức uống chứa caffeine làm tăng lưu lượng nước tiểu do các thức uống này có gây lợi tiểu. Caffeine còn gây mất ngủ, khiến cho người bệnh phải thức giấc thường xuyên, lượng nước tiểu được sản xuất nhiều, do đó người bệnh đi tiểu tiểu đêm nhiều lần.
Các nguyên nhân gây tăng lưu lượng nước tiểu
Mất cân bằng thể dịch
Đây là tình trạng lượng nước trong cơ thể tăng nhanh vượt mức 40 ml trên mỗi kg trong 24 giờ.
Mất cân bằng thể dịch do nhiều nguyên nhân như suy thận, đái tháo đường, suy tĩnh mạch, suy tim…
Một số trường hợp mất cân bằng thể dịch có thể do các nguyên nhân đơn giản như uống quá nhiều nước, rượu bia.
Đa niệu về đêm
Tình trạng tiểu đêm mất ngủ được xác định khi số lượng nước tiểu ban đêm nhiều hơn 35% tổng lượng nước tiểu 24 giờ.
Đa niệu (đái tháo nhạt)
Đa niệu là tình trạng thể tích nước tiểu hơn 3 lít/ngày. Đa niệu khác với tình trạng đi tiểu nhiều lần và đây cũng là nguyên nhân gây tiểu đêm.
Các nguyên nhân gây đa niệu như do uống quá nhiều nước, đái tháo nhạt trung ương, đái tháo nhạt có nguồn gốc thận, lợi tiểu thẩm thấu…
Sản phẩm Bidimin do Viện Nghiên cứu thực phẩm chức năng (R.I.F.F) nghiên cứu và chuyển giao với 100% thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ bệnh tiền liệt tuyến hiệu quả.